Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm thuê trên mảnh đất của mình

PV - 18:14, 20/03/2018

Đất đai là tư liệu sản xuất chính của phần lớn đồng bào DTTS. Thế nhưng, hàng nghìn hộ dân đã cho người khác thuê đất của mình, rồi lại đi làm thuê, khiến cuộc sống luôn trong tình trạng bấp bênh, nghèo đói bủa vây.

Cho thuê đất để rồi phải làm thuê trên đất của mình đang là tình trạng đáng báo động ở Gia Lai. (Ảnh tư liệu) Cho thuê đất để rồi phải làm thuê trên đất của mình đang là tình trạng đáng báo động ở Gia Lai.(Ảnh tư liệu)

 

Cho thuê đất tràn lan

Đang có đất sản xuất ổn định, nhưng vì thiếu tiền sinh hoạt hằng ngày nên nhiều hộ DTTS đã cho người khác thuê đất của mình. Đáng chú ý, không ít diện tích đất canh tác được giao theo diện cấp đất cho hộ DTTS không có đất sản xuất cũng bị cho thuê, hoặc chuyển nhượng trái quy định.

Gia Lai là một tỉnh có tình trạng cho thuê đất sản xuất đáng báo động. Theo kết quả khảo sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai, tính đến cuối 2017, toàn tỉnh có trên 2.000 hộ đồng bào DTTS cho thuê gần 1.900ha đất sản xuất.

Chư Đăng Ya là một trong những xã có nhiều hộ DTTS cho thuê đất của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo thống kê, hiện toàn xã có 80 hộ DTTS thuộc diện nghèo cho thuê đất, với diện tích gần 26,5ha.

Cũng theo báo cáo, xã Chư Đang Ya có 29 hộ đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với diện tích gần 35ha. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thống kê hộ nghèo, còn số liệu thực tế lớn hơn nhiều.

Tính chung cả huyện Chư Pah hiện có gần 800 hộ đồng bào DTTS cho thuê và sang nhượng đất sản xuất trái phép. Trong đó có trên 400 hộ đồng bào DTTS đã chuyển nhượng trên 207ha đất và 392 hộ đồng bào DTTS cho thuê đất với diện tích trên 240ha, chu kỳ cho thuê từ 3 đến 35 năm, trung bình số tiền thuê từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/ha/năm.

Còn tại huyện Đăk Đoa, số lượng hộ DTTS cho thuê đất sản xuất cũng không ít. Theo báo cáo của UBND huyện, tính từ tháng 7/2014 đến 30/9/2017, toàn huyện có 412 hộ DTTS cho thuê đất sản xuất, với diện tích gần 264ha. Ngoài ra, cơ quan chức năng của huyện cũng đã thống kê được có khoảng 510 hộ, với diện tích hơn 255ha.

Nhiều hệ lụy

Việc hộ nghèo DTTS có đất sản xuất nhưng lại cho người khác thuê đã để lại rất nhiều hệ lụy. Nhãn tiền nhất là việc giải quyết đất sản xuất ở vùng đồng bào DTTS của chính quyền cơ sở gần như không có hồi kết. Tại xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah), trong số 80 hộ cho thuê đất thì có khoảng 5 hộ không còn đất để sản xuất, nên họ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.

Ở huyện Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai, theo thống kê, toàn huyện hiện còn 478 hộ DTTS thiếu đất sản xuất, với gần 255ha. Bà con cho người khác thuê đất, vì thiếu đất sản xuất nên cuối cùng lại làm thuê trên đất của mình; cái nghèo, cái đói vì thế cứ mãi đeo bám.

Có thể dẫn ra trường hợp vợ chồng anh Y Yơi (sinh năm 1968), ở làng Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai) làm ví dụ. Năm 2006, anh Y Yơi đã đem 2ha đất của mình cho một người dân cùng huyện thuê 15 năm, chỉ với giá 30 triệu đồng. Từ đó tới nay, gia đình anh chỉ còn 3 sào đất lúa và 5 sào đất vườn để canh tác. Có 5 đứa con, vợ chồng anh phải chật vật lo cái ăn, cái mặc.

Chẳng còn cách nào khác, anh phải nhận làm thuê cho chính người mà anh đã cho thuê đất. Cái nghèo cứ thế đeo bám; cứ đến mùa giáp hạt, gia đình anh lại nằm trong diện được cấp gạo cứu đói; cả 5 đứa con thì đứa học cao nhất cũng chỉ đến lớp 7 rồi nghỉ.

Việc cho thuê đất không chỉ làm cho cuộc sống của bà con luẩn quẩn trong nghèo đói mà còn làm phát sinh những mâu thuẫn pháp lý rất phức tạp. Hợp đồng thuê đất thường chỉ là những giao dịch miệng, “sang” hơn nữa là mảnh giấy viết tay nên khi xảy ra tranh chấp, phần thua thiệt cuối cùng vẫn là người cho thuê đất.

Như trường hợp của ông Siu An, ở làng Kó, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh (Gia Lai). Năm 2002, ông cho một người dân cùng huyện thuê 5ha, thời hạn 10 năm. Theo thỏa thuận trong mảnh giấy viết tay giữa hai bên thì đến năm 2012, bên thuê phải trả lại đất cho ông. Nhưng Siu An lại quên mất; đến khi nhớ lại, đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ông cho thuê đã bị người thuê đất làm giấy tờ đứng tên người đó. Rất may sau đó, nhờ sự can thiệp của ngành chức năng huyện Chư Pah, đất đã được trả về cho Siu An.

Thực tế, việc cho thuê đất để rồi không có đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chính khiến các địa phương vùng đồng bào DTTS ở Gai Lai rất gian nan trong thực hiện giảm nghèo. Nguyên nhân được xác định là do sự thiếu hụt kinh tế đã khiến nhiều hộ DTTS “nhắm mắt làm liều” đem tư liệu sản xuất của mình cho người khác thuê canh tác.

Chính việc quản lý đất đai lỏng lẻo, nếu không muốn nói là “quan liêu” đã khiến cho tình trạng này diễn ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều năm liền.

KHÁNH THƯ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 16:29, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 16:18, 19/05/2025
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:12, 19/05/2025
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.