Thường xuyên họp dân; tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo huyện với dân để tháo gỡ khó khăn cùng dân; lấy ý kiến nhân dân để đồng thuận thống nhất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các vấn đề của thôn, bản…
Mặt trời vừa khuất núi, bà con đồng bào DTTS vùng biên viễn Thuận An, huyện Đăk Mil (Đăk Nông), tạm gác công việc nương rẫy về chuẩn bị đến lớp học xóa mù.
Trong phạm vi Nghị quyết 30a, vấn đề hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS là nội dung được các địa phương ưu tiên hàng đầu.
Trong xu thế hội nhập, ngôn ngữ của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) dần bị mai một. Để ngăn chặn tình trạng này, các ngành chức năng, các địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực để bảo tồn ngôn ngữ các DTTS nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn.
Những năm qua, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã triển khai nhiều chương trình, dự án giảm nghèo, nhưng hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững nên nhiều hộ đã xóa được nghèo nhưng lại tái nghèo. Trước thực tế này, huyện Trà Bồng đã rà soát, nghiên cứu và xác định lại các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Theo đó, địa phương vẫn lựa chọn lĩnh vực nông-lâm nghiệp là kinh tế chủ đạo và tập trung hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững.
Khi bắt tay chiêu sinh và đào tạo hàng loạt học viên, chủ yếu là người DTTS trên địa bàn, huyện K’Bang (Gia Lai) xác định, công tác dạy nghề phải song hành với việc làm từ xây dựng nông thôn mới (NTM).
Anh Nông Văn Mông (dân tộc Tày) xuất thân trong một gia đình truyền thống cách mạng ở tỉnh Cao Bằng.
Mặc dù đã có nhiều chế tài, các luật, nghị định và Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng, tuy nhiên ở nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi, tình trạng săn bắn trái phép động vật hoang dã vẫn âm thầm diễn ra, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải cương quyết, xử lý nghiêm khắc hơn nữa để chấm dứt vấn nạn này.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều bản làng vùng đồng bào DTTS phải di chuyển đến các khu tái định cư (TĐC) nhường đất cho dự án kinh tế. Tuy nhiên, nhiều khu TĐC không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Trước những diễn biến phức tạp của các hệ phái tôn giáo mới có dấu hiệu biến tướng, Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi người dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực; từ bỏ gia đình, công việc...
Thời gian qua, nhờ sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình 135 (CT135), nhiều hộ gia đình DTTS nghèo ở huyện miền núi Con Cuông tỉnh Nghệ An đã phát triển được những mô hình kinh tế hiệu quả.
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng Agribank chi nhánh Đắk Lắk, nhiều bà con dân tộc thiểu số đã thoát nghèo.
Trên cơ sở kết quả cuộc khảo sát tại Việt Nam, các chuyên gia của WB đã xây dựng và công bố Báo cáo cập nhật về đói nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam năm 2018. Nghiên cứu của WB cho thấy, 72% người nghèo ở Việt Nam là đồng bào các DTTS. Gần 45% đồng bào DTTS sống trong cảnh nghèo mặc dù DTTS chỉ chiếm 15% dân số cả nước Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã thành công trong công cuộc giảm nghèo, tuy nhiên, những thách thức còn lại trong công cuộc này và thúc đẩy thịnh vượng chung của Việt Nam còn ở phía trước. Cải cách giáo dục là một trong những giải pháp trong chính sách chiến lược của Việt Nam.
Hà Nội hiện có trên 92 nghìn nhân khẩu là đồng bào các DTTS, chủ yếu sinh sống tập trung tại 153 thôn, 14 xã của 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây cũ).
Trong 3 tháng đầu năm 2018, cả nước giải quyết việc làm (GQVL) cho trên 357 nghìn lao động. Trước đó, năm 2017, hơn 1,6 triệu lao động cũng đã được GQVL.
Buôn Đôn là huyện biên giới giáp Campuchia, có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 47,4%, chủ yếu là dân tộc Ê-đê, Tày, Nùng, Thái, M’nông… Thời gian qua, huyện đã triển khai, thực hiện hơn 20 chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào DTTS.
Hiện nay, tại các hội thảo khi bàn về khía cạnh sinh kế của đồng bào DTTS, nhiều người vẫn hay lấy ví dụ về chuyện đồng bào Mông xuống chợ bán gà.
Thực hiện Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 16/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn”, trong năm 2017, 18 tờ báo, tạp chí và 1 đơn vị phát hành thực hiện đã cấp phát trên 18,6 triệu bản đến với vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới, với 6/11 huyện thuộc diện huyện nghèo, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí của đa số đồng bào còn thấp.
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, hàng nghìn tỷ đồng đã được đầu tư cho giáo dục vùng DTTS, miền núi, góp phần thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực DTTS. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ, phát triển giáo dục vùng DTTS, vẫn cần phải thay đổi cách tiếp cận để khắc phục những tồn tại, hạn chế.