Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những mái ấm đặc biệt cho trẻ em DTTS

PV - 14:57, 06/06/2018

Mặc dù được nhận tấm bằng thạc sĩ danh giá của Chương trình học bổng Chính phủ Úc, song cô gái Tày ở Hà Giang đã từ chối cơ hội làm việc ở nơi thuận lợi và mức lương hấp dẫn.

Cô trở về địa phương phối hợp với  nhóm chuyên gia xây dựng mô hình giáo dục cộng đồng tại Hà Giang dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như khuyết tật, tự kỷ, trẻ em DTTS ở vùng sâu vùng xa… Tham vọng của nhóm là từ mô hình này có thể nhân rộng ra cả nước.

Bài 3: Nơi mở ra chân trời mới

Từ lá thư gửi Bí thư Tỉnh ủy

Chúng tôi gặp Hoàng Diệu Thúy, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Cộng đồng TP. Hà Giang đúng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Từng có 3 năm học ở trời Tây, song cô gái người Tày vẫn giữ nguyên được những nét mộc mạc, gần gũi. Đặc biệt ở cô luôn toát ra sự nhiệt huyết vô tận với trẻ em DTTS.

Lớp tiếng Anh dành cho trẻ em DTTS Lớp tiếng Anh dành cho trẻ em DTTS

Hoàng Diệu Thúy cho biết, cô sinh ra và lớn lên ở TP. Hà Giang, song gia đình cô quê gốc ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình. Suốt những năm tháng tuổi thơ, cô vẫn thường xuyên về thăm quê để được “tắm mình” trong không gian văn hóa cộng đồng. Mỗi lần về quê, chứng kiến hành trình cắp sách đến trường của các bạn nhỏ đã trở thành 1 phần ký ức luôn day dứt trong cô gái người Tày. Lớn lên tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên rồi công tác tại Công viên địa chất toàn cầu (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang) những tưởng cuộc đời Hoàng Diệu Thúy sẽ bình yên trôi đi như biết bao con người yên phận khác.

Nhưng cái chất của người miền núi, luôn muốn được thử thách, được chinh phục đã thôi thúc Hoàng Diệu Thúy làm những điều khác thường. Năm 2012, Thúy nỗ lực và giành được học bổng thạc sĩ toàn phần của Chính phủ Úc. Tại đây, cô chọn học ngành Văn hóa và phát triển, nghiên cứu chủ yếu về đề tài dân tộc, đói nghèo, bệnh tật trong các nhóm thiểu số… những mong sau này về góp phần thay đổi quê hương.

Năm 2015, trở về Việt Nam với tấm bằng danh giá, Hoàng Diệu Thúy có quá nhiều lựa chọn cho bản thân mình. Thế nhưng, sự lựa chọn của Thúy không chỉ cho riêng mình, cô muốn làm mô hình giáo dục dựa vào cộng đồng, vì cộng đồng và phục vụ cộng đồng. Đối tượng cô hướng tới chính là trẻ em DTTS có các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn đồng trang lứa và đồng chí hướng, sự nhiệt huyết của Thúy nhận được sự đồng hành của những người cùng đi học ở Úc về gồm Dương Thu Trang, một cô gái dân tộc Tày Hà Giang và anh Đỗ Quyết Tiến ở Hà Nội.

Ngồi lại với nhau, những tấm lòng chân thiện cùng kiến thức tiên tiến bàn bạc làm một mô hình giáo dục cộng đồng. Họ muốn kết hợp với chính quyền địa phương, xây dựng một mô hình điểm sau đó chuyển giao cho cán bộ cơ sở. Nghĩ là như vậy nhưng trong bối cảnh và cơ chế hiện tại mô hình rất khó triển khai.

Trong lúc khó khăn, Hoàng Diệu Thúy đánh liều vào cổng thông tin điện tử của tỉnh Hà Giang rồi lấy địa chỉ Email của Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, cô gửi một lá thư trình bày toàn bộ tâm huyết cũng như dự định của nhóm. Thúy tâm sự “gửi thì cứ gửi thôi, chứ mình không chắc sẽ nhận được hồi âm”.

Vậy nhưng, lá thư của Thúy được gửi vào sáng thứ 7, ngay lập tức Chủ nhật cô nhận được cuộc điện thoại của ông Triệu Tài Vinh, Bí Thư Tỉnh ủy Hà Giang mời cả nhóm lên gặp mặt vào sáng thứ 2. Trong buổi gặp mặt đó, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng tỏ ra rất vui mừng với việc các bạn trẻ đi du học về muốn đóng góp cho quê hương và sẵn lòng tạo điều kiện cho nhóm hoạt động.

Đến Trung tâm Giáo dục cộng đồng

Nút thắt đã được mở, nhóm của Hoàng Diệu Thúy phối hợp cùng với các ban ngành địa phương hoàn tất Đề án “Mô hình thí điểm Trung tâm Giáo dục Cộng đồng thành phố Hà Giang”, ra mắt tháng 8 năm 2017, trực thuộc UBND TP. Hà Giang. Hiện Trung tâm gồm 14 người đến từ nhiều địa phương, nhiều thành phần dân tộc khác nhau nhưng cùng chung một tâm huyết xây dựng một mô hình mới làm mẫu nhân rộng ra toàn tỉnh và các vùng miền núi khác.

Trẻ tự kỷ được các cô kiên trì dạy học Trẻ tự kỷ được các cô kiên trì dạy học

Để thực hiện phù hợp với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hiện nay Trung tâm Giáo dục Cộng đồng TP. Hà Giang thiết kế mô hình với 4 hợp phần. Gồm: Chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ em DTTS; chương trình giáo dục đặc biệt; chương trình dạy học theo phương pháp STEM và chương trình thư viện cho em.

Đối với chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ em DTTS. Trung tâm chọn các địa phương vùng sâu, vùng xa như các xã Phương Thiện, Phương Độ, Ngọc Đường của TP. Hà Giang rồi đưa giáo viên trực tiếp đến cộng đồng.

Đi cùng với giáo viên của Trung tâm còn có các cộng tác viên trợ giảng là những tình nguyện viên nước ngoài đến Hà Giang. Tình nguyện muốn trợ giảng cũng phải qua vòng phỏng vấn, thẩm định của Trung tâm mới được xuống cộng đồng. Chương trình này, đã góp phần giúp cho trẻ em DTTS ở các xã vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng khá tốt tiếng Anh, qua đó góp phần phát triển du lịch ngay tại địa phương.

Đối với chương trình dạy học theo phương pháp STEM (một chương trình tích hợp 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), các chuyên gia STEM từ Mỹ và Hà Nội đã trực tiếp lên Hà Giang, tập huấn cho các giáo viên của trung tâm và giáo viên trên địa bàn để triển khai các hoạt động STEM tại các trường học và Trung tâm.

Mặc dù mới được thành lập, nhưng Trung tâm cũng đã được UBND TP. Hà Giang hỗ trợ đầu tư cho một cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động ban đầu, bao gồm nhiều loại trang thiết bị giáo dục. Sau một thời gian triển khai, mô hình đã giúp trang bị cho các học sinh trong nhà trường những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Đặc biệt, STEM giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể tự tay áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Để thực hiện chương trình thư viện thân thiện cộng đồng, Trung tâm mở một thư viện ngay tại trụ sở. Không những vậy, hằng tuần những cán bộ còn mang sách đến các điểm ở vùng sâu, vùng xa. Tại các buổi này, cán bộ Trung tâm đọc sách, chiếu phim miễn phí cho các em bé người DTTS. Sau khi xem xong, cán bộ sẽ hỏi lại các em về nội dung, cảm nhận… từ đó đưa ra các bài học thiết thực.

Tiếp tục tìm hiểu về mô hình, cán bộ trung tâm đưa chúng tôi đi thăm quan mô hình giáo dục đặc biệt. Tại phòng vận động, em Sùng A Phúc (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay mới 3 tuổi, đang được cô giáo Nguyễn Thiên Nga cho tập chơi đồ chơi lắp ghép. Cô Nga chia sẻ, khi mới đến lớp Phúc bị tự kỷ, cả ngày không nói, chỉ ngồi 1 chỗ. Ai hỏi còn hét lên hoặc đuổi đánh. Thế nhưng, các cô giáo đã phải rất kiên trì, riêng dạy cho trẻ biết đánh răng các cô mất nguyên một tuần. Nhưng được sự dạy dỗ tận tình, qua hơn 3 tháng, Phúc đã bớt hành vi cáu gắt, nhận biết được 1 số bộ phận trên cơ thể. Phát âm được từ 2-3 từ. Biết vỗ tay và thực hiện theo yêu cầu. Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo yêu thích và yêu cầu…

Hoàng Diệu Thúy cho biết, từ tháng 8/2017 đến nay, Trung tâm đã tiến hành can thiệp, trị liệu cho 24 em có hoàn cảnh đặc biệt, với nhiều mức độ dạng tật khác nhau như, tự kỷ, rối loạn giao tiếp, rối loạn tăng động, giảm tập trung. Trong đó có nhiều em có hoàn cảnh rất đáng thương. Như em Mùa A La (tên nhân vật được thay đổi) quê ở huyện Yên Minh, cách trung tâm hơn 100 cây số. A La sinh ra đã mắc chứng bệnh down nên ông bà nội thường hắt hủi 2 mẹ con. Mẹ A La thương con cũng chỉ biết khóc thầm. Rồi đến tháng 10/2017, nghe tin ở TP. Hà Giang có một trung tâm riêng dạy cho trẻ mắc các chứng bệnh đặc biệt, mẹ A La đã trốn gia đình đưa con đi điều trị. Qua 5 tháng A La đi học ở trung tâm, em ngày càng tiến bộ. Nhưng chính lúc này em bị gia đình phát hiện nên cả 2 mẹ con lại bị gia đình bắt về Yên Minh.

Cùng với A La còn nhiều trường hợp khác cũng đáng thương không kém. Cũng như chính trung tâm giáo dục cộng đồng này hành trình của họ hẳn sẽ còn nhiều trắc trở chông gai. Nhưng với những kiến thức học hỏi được, cùng với tấm lòng nhiệt huyết của nhóm chuyên gia, chắc chắn mô hình sẽ nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng đem lại sự đổi thay cho các em DTTS có hoàn cảnh khó khăn.

HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 6 phút trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 9 phút trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 9 phút trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 11 phút trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 12 phút trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 25 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 35 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 38 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.