Sáng 14/8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bùi Sỹ Lợi, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã làm việc với Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Cùng dự có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn; đại diện Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách…
Sáng 13/8, trong phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và các thành viên Chính phủ có liên quan trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã trả lời chất vấn về vấn đề này.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo đã đưa Việt nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 25 di sản được UNESCO vinh danh. Việt Nam đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc tham gia xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới.
Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 8/8-13/8/2018. Phiên họp cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của một số dự án luật và nhiều vấn đề quan trọng khác. Trong đó, ngày cuối cùng của phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến sẽ trả lời chất vấn về việc thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết “tam nông”, 10 năm qua, ngành công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương đã tham mưu, xây dựng để các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo “cú hích” phát triển vùng DTTS và miền núi.
Nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX) phát triển, những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên, đặc biệt là chính sách thuế. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Yên, nhiều HTX vẫn chưa được thụ hưởng.
Ưu đãi và chăm sóc người có công luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, với việc ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, chính sách ưu đãi người có công được hệ thống hóa các văn bản pháp luật, trở thành một biểu tượng của nghĩa tình và trách nhiệm.
Giai đoạn 2013-2020, cả nước có 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở. Với nỗ lực của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, đến nay hàng trăm nghìn hộ người có công đã được an cư trong những căn nhà kiên cố.
Tàn nhưng không phế, người khuyết tật hoàn toàn có thể đóng góp rất nhiều chất xám cho xã hội. Vì thế, Hàn Quốc-một trong những “con hổ” hàng đầu châu Á, không chỉ coi trọng sự nghiệp trồng người để nâng cao vị thế quốc gia nói chung mà còn lưu tâm đến chính sách giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật.
Từ năm 2002 đến nay, nhiều quyết định triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo đã được ban hành. Tuy vậy, sau nhiều năm, các địa phương vẫn mải miết đuổi theo mục tiêu bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS có nhu cầu.
Phong Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 71,4%). Những năm qua, Phong Phú đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn và đời sống vật chất, tinh thần của bà con Khmer nơi đây có nhiều chuyển biến.
Tỉnh Cà Mau có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Khmer có 44.289 người. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo trong vùng đồng bào Khmer nhằm giúp bà con giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, từ năm 2002, chính sách cấp đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất đã được triển khai. Dù đã qua gần 16 năm thực hiện chính sách, nhưng hiện vẫn còn hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Nguyên nhân do đâu và giải pháp nào để tháo gỡ, là những nội dung cần được làm rõ để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp cho giai đoạn sau năm 2020.
Để thu hút đội ngũ tri thức về công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK, những năm qua, nhiều chính sách khuyến khích, đãi ngộ đã được triển khai. Tuy nhiên, do nhiều bất cập nên khi triển khai lại gây không ít vướng mắc, tạo ra tâm lý bất bình cho nhiều người được thụ hưởng.
Những năm qua, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai luôn chủ động bám địa bàn để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các tổ chức phản động FULRO, “Tin lành Đê-ga”. Đồng thời, triển khai các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.
Việc bãi bỏ một chính sách “cho không”, “cấp không” để dồn lực cho những chính sách vĩ mô, khuyến khích sự chủ động vươn lên của đồng bào DTTS nghèo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực của chính sách bãi bỏ được chuyển tiếp để thực hiện cho những chương trình, dự án nào là điều cần cân nhắc, tính toán vẹn toàn.
Từ trước đến nay, Quốc hội chưa có chương trình giám sát tối cao về chính sách dân tộc để đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, tổng thể. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vừa qua, chính sách dân tộc được đưa vào đề xuất trong Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, nhưng Nghị quyết cuối cùng được thông qua đã không có chương trình giám sát tối cao chính sách dân tộc. Đó là sự nuối tiếc của những người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khắp mọi miền đất nước.
Trong những năm qua, chính sách cấp thẻ BHYT cho các hộ đồng bào DTTS của Nhà nước trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã giúp người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh.
Quốc hội cần giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) để xây dựng chính sách dân tộc đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện giúp vùng DTTS&MN phát triển… Đó là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019.
Tiếp theo Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 7/5, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019. Theo đó, chính sách dân tộc là một trong những nội dung được xem xét đưa vào Chương trình giám sát năm 2019.