Từ ngày 1/12/2019, Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách với cán bộ, công chức ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (gọi tắt là NĐ 76), có hiệu lực thi hành. NĐ 76 bổ sung, hoàn thiện những chính sách đã được quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP (NĐ 116). Nhưng nhiều ý kiến lo ngại NĐ 76 sẽ “kế thừa” những bất cập của NĐ 116.
Hiện nay, cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng 3,5 triệu phụ nữ, không ít đối tượng là người DTTS. Trên thực tế, các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn nguy hiểm, nhất là các nguy cơ về xâm hại tình dục.
Thời sự -
SỸ HÀO -
10:35, 16/10/2019 Chính sách an sinh xã hội (ASXH) hiện đã bao trùm trên nhiều ngành, lĩnh vực và các vấn đề của đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chính sách chồng chéo, trong tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ nên dù bảo đảm diện “phủ sóng”, nhưng tính hiệu quả của nhiều chính sách ASXH chưa cao.
Chiều 27/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Phan Văn Hùng đã tiếp 27 đại biểu đại diện cho 400 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam về thăm Thủ đô Hà Nội.
Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước và là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, chính sách đối với đồng bào DTTS ở huyện Thường Xuân đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, từng bước góp phần thay đổi diện mạo địa phương và nâng cao đời sống của Nhân dân.
Khởi nghiệp là vấn đề đã quen thuộc trong thời gian gần đây, nhưng mới chỉ tập trung ở nhóm trẻ. Vậy với Người cao tuổi (NCT) có thể khởi nghiệp được không và chính sách nào để hỗ trợ NCT khởi nghiệp? Đây là vấn đề không kém phần quan trọng khi nước ta đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số.
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng còn những bất cập. Trong đó, tình trạng người lao động bỏ giữa chừng gây lãng phí một nguồn lực không nhỏ cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch đào tạo đối với các trường nghề trên địa bàn tỉnh.
Vĩnh Châu, thị xã miền biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, (chiếm 53%), có nhiều xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước thông qua ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống… nên cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây có bước phát triển rõ nét, diện mạo các phum, sóc cũng ngày càng khởi sắc.
Mới đây, chúng tôi vinh dự được tháp tùng lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến kiểm tra hoạt động giao dịch tại Gia Lai - một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Chứng kiến phiên giao dịch cuối cùng trong năm 2018 của NHCSXH huyện Chư Pưh tại thị trấn Nhơn Hòa, càng cảm nhận thấy lòng nhiệt huyết của mỗi cán bộ NHCSXH đã và đang giúp sức cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên trong cuộc sống.
“Tỷ lệ nghèo đa chiều (theo chuẩn nghèo đa chiều của Việt Nam) giảm đáng kể từ 15,9% năm 2012 xuống còn 9,1% năm 2016, đồng nghĩa với việc khoảng gần 6 triệu người đã thoát nghèo”. Đây là một trong những nội dung vừa công bố tại Hội thảo công bố Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: “Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người”, do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 19/12, tại Hà Nội. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng tham dự Hội thảo.
Không chỉ mất đi cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng, người lao động (NLĐ) còn bị thiệt thòi nhiều quyền lợi khác khi nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Mặc dù những hệ lụy này đã được cảnh báo nhưng số lượng NLĐ nhận BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng. Đây là tình trạng đáng báo động với các nhà quản lý chính sách.
Để giúp hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS có điều kiện vươn lên phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Long An đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay.
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (Chỉ thị 40-CT/TW), tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần tích cực vào xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Ngày 1/12, Đoàn công tác của Hội đồng Quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Hội đồng Quản trị làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động tại Chi nhánh NHCSXH hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Bắt đầu từ tháng 4/2019, cùng với các địa phương trên cả nước. TP. Hà Nội sẽ thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở. Việc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện 10 năm/lần; năm 2019 là lần thứ năm triển khai.
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ban Dân tộc TP.Hà Nội long trọng tổ chức Hội nghị Tổng kết chính sách đối với Người có uy tín và biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) TP.Hà Nội năm 2018. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông; đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo UBNDTP. Hà Nội và các sở, ban, ngành, địa phương cùng 153 Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hà Nội.
Ngày 6/11, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do ông Y Dẫn Êban, Vụ phó Vụ Địa phương II làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Trà Bồng; đại diện một số cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Ngãi về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương năm 2018.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn có hai dự án thủy điện thực hiện chính sách di dân, tái định cư (TĐC) với quy mô lớn, gồm Thủy điện Hà Nang (Trà Bồng) và Thủy điện Đăkđrinh ở huyện Sơn Tây. Do cán bộ thiếu kinh nghiệm và năng lực hạn chế ngay từ khâu lập kế hoạch xây dựng các dự án thủy điện mà hiện nay, tại các khu TĐC đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là cuộc sống của người dân bấp bênh do thiếu đất sản xuất.
Tràng Định là huyện vùng cao của tỉnh Lạng Sơn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, địa phương tập trung chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống. Do đó, người dân ít quan tâm tới các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Để phát triển mạnh đối tượng tham gia các chính sách bảo hiểm, ngành BHXH huyện Tràng Định xác định, cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích khi tham gia các loại hình bảo hiểm.
Là địa phương có gần 32.500 người Khmer sinh sống (chiếm 28,56%). Thời gian qua, huyện Long Phú (Sóc Trăng) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Qua đó, giúp người dân từng bước vươn lên no ấm, diện mạo các phum sóc, xóm ấp ngày càng khởi sắc.