Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả chính sách dân tộc giúp huyện nghèo phát triển

PV - 13:55, 22/05/2019

Thường Xuân là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước và là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chủ trương, chính sách đối với đồng bào DTTS ở huyện Thường Xuân đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, từng bước góp phần thay đổi diện mạo địa phương và nâng cao đời sống của Nhân dân.

Nhiều mô hình cây trồng đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất tại địa phương. Nhiều mô hình cây trồng đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất tại địa phương.

Tranh thủ nguồn lực đầu tư

Từ năm 2014 đến nay, Thường Xuân được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình 30a, 135 và Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM). Tổng số nguồn vốn đầu tư từ các chương trình giai đoạn 2014-2019 trên địa bàn huyện là trên 306,312 tỷ đồng. Nhờ đó, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp được 299 công trình về giao thông, trường học, công sở, nhà văn hóa…

Hiện nay 100% các xã, thị trấn có đường ô tô nhựa hóa đến trung tâm, có trụ sở làm việc được xây dựng khang trang, được sử dụng điện lưới quốc gia; 96,5% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đặc biệt, các chương trình hỗ trợ sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, trong giai đoạn 2014-2019, huyện được hỗ trợ: 37,029 tỷ đồng từ Chương trình 30a và 135, triển khai hỗ trợ cho 16.723 lượt hộ để mua giống, phân bón, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao và xây dựng các mô hình.

Theo đó, đã có nhiều mô hình thực hiện hiệu quả được nhân rộng, như: mô hình nuôi lợn nái sinh sản, mô hình thâm canh lúa bằng phân viên dúi sâu, nuôi ong lấy mật, trồng cây ớt, ngô, trồng thanh long ruột đỏ, cam, mít thái, phát triển vùng trồng rau sạch…

Ông Vi Văn Thành, thôn Tân Thắng, xã Xuân Thắng cho biết, nhờ được hỗ trợ vay vốn, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng 10ha rừng, kết hợp với chăn nuôi 30 con trâu, bò. Đồng thời, trồng và phát triển rừng gỗ lớn với hàng nghìn cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: lát, dổi, sưa... Mỗi năm cho gia đình ông thu nhập trên 400 triệu đồng.

Trong số các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS, phải kể đến các chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc hộ nghèo vùng ĐBKK đi học, hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh bán trú; Hỗ trợ cho sinh viên được vay vốn bảo đảm việc học tập và các chế độ miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên… Các chương trình này được thực hiện tốt đã giúp cho hàng trăm học sinh, sinh viên DTTS có cơ hội được đến trường. Nhiều người trong số đó đã trở thành những cán bộ trẻ có năng lực trở về phục vụ chính mảnh đất quê hương Thường Xuân.

Một con số đáng tự hào khác là, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của huyện Thường Xuân chỉ còn 13,77%, giảm 10,28% so với năm 2014. Số hộ DTTS nghèo hiện nay là 2.604 hộ, chiếm 19,73% tổng số hộ DTTS (giảm 1955 hộ so với năm 2014).

Những mục tiêu mới

Trong giai đoạn từ năm 2015-2018, huyện Thường Xuân đã huy động được 865,497 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện đã đạt 235 tiêu chí NTM, tăng 15 tiêu chí so năm 2017; đã có 3 xã và 20 thôn đạt chuẩn NTM. Đặc biệt có 1 xã được công nhân đạt chuẩn NTM đầu tiên trong 7 huyện nghèo của tỉnh, đó là xã Ngọc Phụng.

Ông Lê Xuân Đấu, Bí thư xã Ngọc Phụng cho biết, nhờ vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, cùng sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, xã đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt mục tiêu về đích NTM.

“Trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trước đây và hiện nay là xây dựng NTM kiểu mẫu, bài học kinh nghiệm là mọi việc phải dân chủ, công khai, minh bạch và đặc biệt là phải nêu bật những tấm gương điển hình tiên tiến, cán bộ phải đi trước”, ông Đấu chia sẻ.

Ông Cầm Bá Xuân, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đánh giá: Trong 5 năm qua, nhờ sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sát, đúng với thực tiễn của địa phương, toàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng về mọi mặt. Khối đại đoàn kết dân tộc không ngừng được củng cố, phát huy; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá; hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và khá bền vững.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, trong đó, nhiều chính sách dân tộc đặc thù còn mang tính giải quyết tình thế trước mắt, chưa thật sự có tác dụng khơi dậy và tạo đà để phát huy mạnh mẽ khả năng tự lực, tự cường vươn lên phát triển bền vững về mọi mặt trong đồng bào các DTTS.

Theo đó, Thường Xuân đặt ra quyết tâm trong giai đoạn từ năm 2019-2024, huyện sẽ tập trung vào các mục tiêu như: phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS theo hướng bền vững; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng DTTS để phát triển kinh tế; quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ là người DTTS; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc...

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.