Ngày 28/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 chính thức được khai mạc, với sự tham dự của 276 đại biểu.
Trước đây, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang là xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và là 01 trong 08 xã đặc biệt khó khăn đầu tiên đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Có được những kết quả này nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của Nhân dân, trong đó có sự đóng góp của đồng bào Khmer.
Tin tức -
N.Tâm - H.Diễm -
20:14, 07/11/2022 Trưa 7/11, hàng trăm nghìn người dân từ các tỉnh trong khu vực có đội ghe tham dự và người dân Sóc Trăng đã hào hứng tham dự Lễ Khai mạc giải Đua ghe ngo trên sông Maspero, Tp. Sóc Trăng. Đây là một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V - năm 2022.
Ngày 6/11, tại Khu đô thị 5A, Tp. Sóc Trăng, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V - năm 2022, đã khai mạc chuỗi hoạt hoạt động trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương và giới thiệu các sản phẩm du lịch của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Kinh tế -
Nguyễn Hoa -
06:30, 05/11/2022 Tham gia tổ hợp tác trồng nấm rơm, bà con đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Ngọc Bình, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã có thu nhập tốt, cuộc sống ấm no hơn so với trước đây.
Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.
Hàng năm vào thời điểm từ 15/9 đến 15/10 âm lịch đồng bào Khmer Nam bộ lại rộn ràng trong không khí tổ chức lễ Kathina. hay còn gọi là dâng y cà sa. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, thể hiện ước nguyện về sự bình an, yên ấm cho gia đình, bình an cho cho phum sóc, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa. Ngoài tấm lòng thành kính, dâng áo cà sa, cũng như nhiều vật dụng sinh hoạt đến các chư tăng, dịp này các phật tử tổ chức quyên góp tu sửa trường học, đường cầu, nhà tăng, nhà hội...
Đối với đồng bào Khmer, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, các vị sư sãi là tấm gương đạo đức để phật tử noi theo. Những giáo huấn, răn dạy phật tử, Nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương tại các chùa, luôn được phật tử, người dân nghe theo và thực hiện nghiêm túc. Do vậy, trong các phum sóc, các vị sư sãi luôn được người dân bầu chọn, tôn vinh là Người có uy tín. Ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh.
Những ngày này, không khí mùa lễ Sene Dolta đang tràn ngập các phum sóc ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Những nếp nhà của đồng bào Khmer đều đã được trang hoàng, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tại các chùa Khmer - nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, văn hóa cũng đã được các sư sãi chuẩn bị chu đáo về không gian, điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đồng bào đến thực hiện các nghi lễ Sene Dolta trên tinh thần trang trọng, nhưng vui tươi, ấm áp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc...
Những ngày này, về các tỉnh Tây Nam bộ sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp, sự phấn khởi của đồng bào Khmer trong mỗi phum sóc khi sắm sanh, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị chu đáo đồ dùng vật phẩm... đón lễ Sen Dolta. Sự phấn khởi này là vì dịch bệnh Covid – 19 từng bước được đẩy lùi, đời sống của người dân đã dần ổn định trở lại. Đặc biệt, sau thời gian vất vả lao động của đồng bào, một mùa vụ bội thu đã đang đến gần.
Tin tức -
Lê Vũ - Trần Linh -
20:36, 24/09/2022 Tiếp tục chuyến thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta đến đồng bào Khmer tại khu vực miền Đông Nam Bộ, chiều 24/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Thiền viện Giác Tuệ, thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng, năm 2022.
Hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 Âm lịch, trên khắp các phum sóc, các chùa trong vùng đồng bào Khmer các tỉnh Nam bộ lại nhộp nhịp không khí của lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà). Đây là thời gian bà con đã xong vụ cấy lúa mùa, mọi người thường tranh thủ đi thăm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân. Một hoạt động không thể thiếu của đồng bào Khmer trong dịp này là lên chùa để tham gia các lễ tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được an lành, hạnh phúc, ấm no.
Tin tức -
N.Tâm - H. Diễm -
20:20, 20/09/2022 Trong 2 ngày (19 - 20/9), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer tại tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng và Vụ Địa phương III thuộc UBDT.
Nhằm gắn kết tinh thần trách nhiệm của Ban quản trị các chùa Khmer và các vị Người có uy tín với công tác ổn định an ninh trật tự trên địa bàn, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã xây dựng mô hình “Cơ sở thờ tự, tự quản về an ninh trật tự” trong vùng đồng bào Khmer.
Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.
Tin tức -
Hạnh Nguyên -
09:39, 15/07/2022 Ngày 14/7, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các nhà hảo tâm đã đến các huyện Châu Thành, Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) và ba huyện Trần Đề, Long Phú, Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ khó khăn là đồng bào Khmer; tặng xe đạp và trao học bổng đến các em học sinh nghèo hiếu học là con em đồng bào Khmer.
Những ngôi chùa Khmer luôn có kiến trúc độc đáo, rực rỡ sắc màu, đa dạng loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh và nhiều truyền thuyết của đồng bào Khmer...
Xã hội -
Song Vy -
23:14, 10/06/2022 Trà Cú là huyện có tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống đông nhất tỉnh Trà Vinh, chiếm hơn 62% dân số toàn huyện. Cùng chia sẻ khó khăn với địa phương, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ đồng bào trong các phum, sóc vượt qua khó khăn.
Ka hâu được hiểu là ghe hầu, loại thuyền độc mộc dành cho Thượng tọa, Đại đức, Người có uy tín ngồi và chỉ đạo các đội ghe thi đấu trong các cuộc đua ghe ngo. Ngoài ra, ghe ka hâu còn dùng để chuyên chở lương thực, nước uống, dàn nhạc… phục vụ, tiếp hậu cần cho đội ghe Ngo trong những cuộc đua, đường đua.