Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Cải thiện cuộc sống nhờ cây tầm vông

Nguyễn Minh - 14:16, 01/03/2023

Nhờ trồng cây tầm vông và nghề uốn tầm vông mà đồng bào Khmer ở huyện nghèo Tri Tôn (tỉnh An Giang) có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống…

Anh Chau Đara cho biết, từ nhỏ các anh em trong gia đình anh đã biết uốn tầm vông để kiếm thêm thu nhập.
Anh Chau Đara cho biết, từ nhỏ các anh em trong gia đình anh đã biết uốn tầm vông để kiếm thêm thu nhập

Xứ tầm vông miền Tây

Đi dọc tuyến đường từ thị trấn Tri Tôn đến khu du lịch Tức Dụp (xã An Tức), quan sát thấy vùng đất này có rất nhiều cây tầm vông. Rẽ vào con đường nhỏ chạy ra đồng, chỉ tay về phía vườn tầm vông vừa được trồng chừng hơn 1 năm tuổi, anh Chau Đara (ở ấp Tô Hạ, xã Núi Tô) nói: “Trước kia, chỗ này là vườn cây xoài với đào lộn hột nhưng người chủ đã phá bỏ để trồng thay thế cây tầm vông...”.

Được biết, cây tầm vông được người dân chọn trồng thay thế các loại cây kinh tế khác vì dễ trồng, sức chịu hạn tốt, thích hợp với vùng đất triền đồi, khô cằn của huyện Tri Tôn. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch tầm vông chỉ khoảng 3 năm và có thể thu hoạch kéo dài đến vài chục năm bằng việc chiết cây già bán. Theo tính toán, một công (1.000 m2) đất trồng 100 bụi tầm vông, nông dân có thể thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/năm, thu nhập cao hơn so với trồng lúa.

Bên cạnh nguồn thu từ thu hoạch thân tầm vông, người dân còn thu hoạch măng tầm vông để bán tại các chợ địa phương và bán cho khách du lịch.

Hiện nay, huyện Tri Tôn có trên 200 ha đất trồng tầm vông. Tầm vông được trồng nhiều nhất là các xã Lương Phi (70 ha), xã Ô Lâm, Cô Tô, An Tức, thị trấn Ba Chúc, mỗi địa phương có 20 - 30 ha.

Cải thiện đời sống nhờ nghề uốn tầm vông

Từ loại cây mọc hoang, chỉ dùng để làm vật liệu cất nhà, đến nay, người dân huyện Tri Tôn đã có thu nhập tốt hơn từ trồng cây tầm vông bán. Đặc biệt là xuất hiện nghề uốn tầm vông.

Đơn cử như anh Chau Đara đã quen với công việc uốn tầm vông từ nhiều năm nay. “Công việc này không khó mà cần siêng năng, tỉ mẩn. Tôi đã học nghề uốn tầm vông từ cha…”, anh Chau Đara cho biết.

Những cây tầm vông “tươi” đang lên lò để uốn thẳng.
Những cây tầm vông “tươi” đang lên lò để uốn thẳng.

Ở ấp Tô Hạ, nghề uốn tầm vông do ông Chau Rol (57 tuổi), cha của Chau Đara khởi xướng, sau đó các hộ lân cận làm theo. Lò uốn tầm vông của ông Chau Rol đã đỏ lửa từ mười mấy năm nay. Những cây tầm vông hình dáng ban đầu cong, xấu sẽ biến thành thẳng tắp, đẹp mắt nhờ cân chỉnh kỹ càng trước khi đưa ra thị trường.

Tầm vông được bán phục vụ nhu cầu ở các tỉnh chuyên nghề nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái, chế tác các loại đồ mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh Bình Dương, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang…

Tại các lò uốn tầm vông trong huyện Tri Tôn, mỗi ngày thợ có tay nghề cao uốn được khoảng 200 cây. Với giá 1.500 đồng/cây, trung bình thợ uốn tầm vông sẽ có thu nhập từ 300.000 đồng. Còn thợ bình thường làm 100 - 150 cây thu nhập cũng từ 150.000 đồng đến trên 200.000 đồng. Với chủ lò, tùy theo kích thước, chất lượng tầm vông được uốn thẳng được bán với các giá khác nhau. Từ khoảng 20.000 đồng (loại 4) đến 55.000 đồng (loại 1)…

Theo ông Chau Rol, những tháng mùa nước nổi chính là thời điểm làm ăn khấm khá nhất của người làm nghề uốn tầm vông bán. Bởi thời điểm này, nhu cầu mua đòn tầm vông về làm đê kè chống lũ tăng cao. Trung bình mỗi ngày, lò của ông Chau Rol bán được hơn 1.000 cây tầm vông.

Đặc biệt, tại lò uốn tầm vông, hầu như không thứ nào bỏ đi. Lá và ngọn được người dân cắt phơi khô để làm củi. Tro than tầm vông được gom thành đống bán làm phân bón…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Thể thao - Ngọc Thu - 23:46, 01/06/2023
Sau 3 ngày tranh tài diễn ra sôi nổi, chiều 1/6, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao tại Hội thi Thể thao các DTTS tỉnh năm 2023.
Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Sắc màu 54 - L.Phương - 23:43, 01/06/2023
Tối 1/6, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023, tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 21:05, 01/06/2023
Thứ 5, ngày 1/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 20:47, 01/06/2023
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Nghề nghiệp - Việc làm - Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 20:35, 01/06/2023
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 20:25, 01/06/2023
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 20:23, 01/06/2023
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.