Xã hội -
S.Vy - H.Diễm -
20:02, 10/03/2023 Với tinh thần đạo pháp đồng hành cùng dân tộc, bao năm qua, các vị sư sãi của các chùa Khmer ở TP. Cần Thơ đã luôn tích cực tham gia phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện vận động tuyên truyền, đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. Đặc biệt hiện nay, các chùa, các vị sư sãi đang phát huy vai trò trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS.
Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2023 với tinh thần "Đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm", giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.
Nhờ trồng cây tầm vông và nghề uốn tầm vông mà đồng bào Khmer ở huyện nghèo Tri Tôn (tỉnh An Giang) có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống…
Sức khỏe -
M.Triết - V.Long -
19:45, 27/02/2023 Trong những năm qua, đồng bào Khmer ở các xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã quá quen thuộc với hình ảnh người thầy thuốc quân hàm xanh luôn tận tụy, hết mình chăm sóc sức khỏe cho người dân. Anh là Thiếu tá - Y sĩ Lê Văn Quốc, Trưởng trạm Quân - Dân y xã Vĩnh Hải, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng.
Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn - Trưởng ban Chỉ đạo vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở tỉnh Sóc Trăng cho biết, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương hiện còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách hàng năm thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số hộ nghèo DTTS chiếm trên 40% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Do đó, việc triển khai Chương trình vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở vừa mang tính nhân văn sâu sắc, vừa có ý nghĩa thiết thực trong việc chăm lo cho người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS.
Ngày 16/2, ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, tỉnh vừa thông qua kế hoạch tổ chức các hoạt động Tết Quân - Dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2023 (Tết cổ truyền đồng bào Khmer).
Sau khi Chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu) được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long, không ít ý kiến cho rằng, Bạc Liêu có nhiều lợi thế để xây dựng sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer. Sớm làm được điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho du lịch của tỉnh Bạc Liêu, cũng như bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành cái tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em. Vào những ngày này, trong từng phum, sóc, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng đang tưng bừng đón Tết. Cuộc sống mới với nhiều đổi thay trên những vùng quê đã mang lại nhiều niềm vui cho đồng bào dân tộc Khmer trong dịp Tết đến, Xuân về.
Làng Cà Hom – Bến Bạ của đồng bào Khmer xã Hàm Tân (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) gần 100 năm qua vẫn duy trì nghề dệt chiếu truyền thống và giúp người dân có cuộc sống ổn định, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giàu từ nghề dệt chiếu.
Ngày 28/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 chính thức được khai mạc, với sự tham dự của 276 đại biểu.
Trước đây, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang là xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và là 01 trong 08 xã đặc biệt khó khăn đầu tiên đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Có được những kết quả này nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của Nhân dân, trong đó có sự đóng góp của đồng bào Khmer.
Tin tức -
N.Tâm - H.Diễm -
20:14, 07/11/2022 Trưa 7/11, hàng trăm nghìn người dân từ các tỉnh trong khu vực có đội ghe tham dự và người dân Sóc Trăng đã hào hứng tham dự Lễ Khai mạc giải Đua ghe ngo trên sông Maspero, Tp. Sóc Trăng. Đây là một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V - năm 2022.
Ngày 6/11, tại Khu đô thị 5A, Tp. Sóc Trăng, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V - năm 2022, đã khai mạc chuỗi hoạt hoạt động trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương và giới thiệu các sản phẩm du lịch của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Kinh tế -
Nguyễn Hoa -
06:30, 05/11/2022 Tham gia tổ hợp tác trồng nấm rơm, bà con đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Ngọc Bình, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã có thu nhập tốt, cuộc sống ấm no hơn so với trước đây.
Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.
Hàng năm vào thời điểm từ 15/9 đến 15/10 âm lịch đồng bào Khmer Nam bộ lại rộn ràng trong không khí tổ chức lễ Kathina. hay còn gọi là dâng y cà sa. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, thể hiện ước nguyện về sự bình an, yên ấm cho gia đình, bình an cho cho phum sóc, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa. Ngoài tấm lòng thành kính, dâng áo cà sa, cũng như nhiều vật dụng sinh hoạt đến các chư tăng, dịp này các phật tử tổ chức quyên góp tu sửa trường học, đường cầu, nhà tăng, nhà hội...
Đối với đồng bào Khmer, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, các vị sư sãi là tấm gương đạo đức để phật tử noi theo. Những giáo huấn, răn dạy phật tử, Nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương tại các chùa, luôn được phật tử, người dân nghe theo và thực hiện nghiêm túc. Do vậy, trong các phum sóc, các vị sư sãi luôn được người dân bầu chọn, tôn vinh là Người có uy tín. Ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh.
Những ngày này, không khí mùa lễ Sene Dolta đang tràn ngập các phum sóc ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Những nếp nhà của đồng bào Khmer đều đã được trang hoàng, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tại các chùa Khmer - nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, văn hóa cũng đã được các sư sãi chuẩn bị chu đáo về không gian, điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đồng bào đến thực hiện các nghi lễ Sene Dolta trên tinh thần trang trọng, nhưng vui tươi, ấm áp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc...
Những ngày này, về các tỉnh Tây Nam bộ sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp, sự phấn khởi của đồng bào Khmer trong mỗi phum sóc khi sắm sanh, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị chu đáo đồ dùng vật phẩm... đón lễ Sen Dolta. Sự phấn khởi này là vì dịch bệnh Covid – 19 từng bước được đẩy lùi, đời sống của người dân đã dần ổn định trở lại. Đặc biệt, sau thời gian vất vả lao động của đồng bào, một mùa vụ bội thu đã đang đến gần.
Tin tức -
Lê Vũ - Trần Linh -
20:36, 24/09/2022 Tiếp tục chuyến thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta đến đồng bào Khmer tại khu vực miền Đông Nam Bộ, chiều 24/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Thiền viện Giác Tuệ, thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.