Xã hội -
PV -
15:23, 28/08/2020 Trong những năm gần đây, công tác dân vận của các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn biên giới tỉnh Gia Lai được triển khai một cách đa dạng, phong phú. Nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quy mô nhỏ lẻ nhưng có sức lan tỏa rộng lớn, không chỉ tạo thêm động lực trong xây dựng nông thôn mới, mà còn gắn kết ý chí, hành động giữa quân với dân, làm đẹp hơn nét đẹp tình người trên biên giới.
Những năm qua, nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, các địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất. Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều nông dân áp dụng cách thức canh tác truyền thống, chưa quen với lối canh tác hiện đại…
Từng là vùng đất “bốn nhất”: Nghèo nhất, xa xôi nhất, hẻo lánh nhất và có đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh Cao Bằng, 5 năm qua, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào các DTTS có cơ hội vươn lên thoát nghèo, tạo bước chuyển mới trong thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.
Đến thời điểm này, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng thực hiện đạt, vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020; đặc biệt là chăm lo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng có đông đồng bào DTTS. Trước thềm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng xung quanh nội dung này.
Là một trong những huyện miền núi khó khăn, nơi có đông đồng bào Thái, Mông, Mường sinh sống… các huyện Quan Sơn, Thạch Thành (Thanh Hóa) xác định, phát triển đảng viên người DTTS là nhiệm vụ then chốt, nhằm tăng cường sức chiến đấu của tổ chức đảng; góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có 15 dân tộc anh em sinh sống. Toàn huyện có 10 xã khu vực III; 2 xã thuộc khu vực II và 2 xã thuộc khu vực I. Trong 5 năm qua (2016 - 2020), vùng đồng bào DTTS của huyện đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn huyện.
Y tế cơ sở (YTCS) là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gần nhất, với chi phí thấp. Nhưng tuyến YTCS, nhất là ở những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo… luôn thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nhân lực chuyên khoa sâu.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), sau 5 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh, đến nay, 43/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc tiến hành đo đạc, cắm mốc ranh giới sử dụng đất đo đạc lập bản đồ địa chính. Tuy vậy, trên thực tế, công tác quản lý đất đai vẫn còn bất cập, hạn chế cần phải được giải quyết.
Bạn đọc -
Thành Nhân -
09:42, 14/08/2020 Khi các loại cây ăn quả như sầu riêng, bưởi da xanh… khẳng định được giá trị tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), thì những người từ các địa phương khác tìm đến mua đất lập vườn ngày càng nhiều. Cứ qua mỗi mùa thu hoạch trái cây bạc tỷ, ở đây lại nóng lên “cơn sốt” đất. Điều này đang để lại nhiều nỗi lo khi người dân, nhất là đồng bào DTTS không còn đất, quay lại phá rừng lấy đất sản xuất.
Kinh tế -
Tùng Nguyên -
23:49, 11/08/2020 Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) với cách làm phù hợp là rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, cũng như góp phần bảo tồn được bản sắc riêng cho vùng, miền. Mô hình “Làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS” ở Gia Lai là một cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả để đưa các xã khó khăn vùng DTTS và miền núi “về đích” NTM.
Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.
Để có thể giải quyết căn bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào DTTS, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề xuất cần nghiên cứu xây dựng một chính sách tổng thể, đồng bộ.
Xác định công tác tình nguyện là nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn Thanh niên, những năm qua, đội ngũ đoàn viên, thanh niên cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) luôn thể hiện tinh thần xung kích. Với số lượng đoàn viên không nhiều (116 đoàn viên), nhưng Đoàn Thanh niên UBDT đã phát huy được sức trẻ, tính sáng tạo của mình qua nhiều hoạt động thiết thực, đến với bản làng xa xôi.
Tỉnh Bình Phước có 9 xã khu vực III, 1 xã biên giới và 51 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn lực đầu tư của Chương trình, không chỉ giúp diện mạo nông thôn khởi sắc, mà còn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ngày càng no ấm.
“Trước đây, cuộc sống của bà con rất bấp bênh, phụ thuộc vào việc trồng lúa rẫy. Nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nên cuộc sống bà con ổn định hơn; con cháu trong bản đều được đến trường học chữ, bà con trong bản rất phấn khởi. Chưa bao giờ tôi thấy bản làng cũng như đời sống của bà con có sự đổi thay đổi lớn như hôm nay…”. Đó là những chia sẻ của ông Hồ Khiên, dân tộc Chứt ở bản Tà Vờng, xã Trọng Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) khi nói về những đổi thay trên quê hương nhờ chính sách dân tộc.
Phóng sự -
Thanh Huyền -
10:00, 31/07/2020 “An cư” là một trong những vấn đề hết sức bức thiết để người dân có thể “lạc nghiệp”. Vậy nhưng, con số 20,8% số hộ đồng bào DTTS đang sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ mới được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố từ kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS lần thứ hai năm 2019, khiến chúng ta không khỏi giật mình.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, phù hợp với thực tế, những năm gần đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã chung tay, góp sức giúp đỡ người dân hai tuyến biên giới xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Rà soát thực trạng để xác định căn cơ nguyên nhân nghèo đói của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình chính sách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo… là những cách làm của huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nhằm thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, giúp cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.
Thực hiện công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động (LĐ) người DTTS, thời gian qua, đã có hàng nghìn LĐ người DTTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được tham gia các lớp dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đó, đồng bào đã tự tin trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Tin tức -
Ngọc Lê -
21:35, 03/07/2020 Ngày 3/7, HELVETAS (Tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ) phối hợp với Liên minh Đất đai (LANDA) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức Hội nghị Khởi động Dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào DTTS”. Dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, HELVETAS cùng LANDA và CCRD đồng chủ trì, thực hiện trong thời gian 3 năm, từ 1/6/2020 - 31/5/2023.