Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Minh Nhật - 5 giờ trước

Đánh giá của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cho thấy, trong 13 năm qua, chưa khi nào diễn biến các vụ cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc lại phức tạp và nghiêm trọng như thời điểm hiện nay.

Nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây
Nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây

Từ đầu tháng 4 tới nay, do điều kiện thời tiết bất lợi, hanh khô kéo dài đã liên tiếp xảy ra các vụ cháy rừng tại các địa phương như Hà Giang, Quảng Ninh, Hạ Long, Hải Phòng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc...

Tình trạng cháy rừng phức tạp nhất trong 13 năm qua

Những vụ cháy rừng liên tiếp đã để lại hậu quả nghiêm trọng về thiệt hại kinh tế và con người. Đánh giá của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho thấy, trong 13 năm qua, chưa khi nào diễn biến các vụ cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc lại phức tạp và nghiêm trọng như thời điểm hiện nay.

Trong số hơn 130 khu vực rừng có nguy cơ cháy trong ngày 22/4 theo cảnh báo của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, có tới 35 khu vực rừng thuộc diện cảnh báo nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm và nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm đối với 97 điểm tại khu vực phía Bắc và một số tỉnh ở Nam Bộ, Tây Nguyên.

Đặc biệt, vụ cháy rừng cuối tháng 3 tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã làm 1 người tử vong, thiêu rụi trên 20ha rừng. Vụ cháy rừng tại Bắc Kạn ngày 16/4 vừa qua cũng đã khiến 1 người tử vong trong quá trình tham gia chữa cháy. Mới nhất, ngày 21/4 vụ cháy rừng ở xã Vĩnh Quang (TP. Cao Bằng) tiếp tục làm 1 người tử vong. Trước đó, đêm 12/4, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã xảy ra hai vụ cháy rừng lớn tại phường Đại Yên (TP. Hạ Long) và tiểu khu 291, khu vực Khe Bốc (thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu).

Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, ông Đoàn Hoài Nam, tình hình cháy rừng tại các tỉnh miền Bắc trong các tháng qua rất đáng báo động. Nhất là khi số vụ cháy rừng và diện tích bị thiệt hại tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024.

Đặc biệt, tình trạng cháy rừng trong hơn 3 tháng qua cho thấy xu hướng cháy rừng không chỉ xuất hiện tại những khu vực có nguy cơ cao đã được cảnh báo, mà còn có thể lan sang cả những vùng trước đây ít ghi nhận sự cố.

"Điều này cho thấy biến đổi khí hậu đang làm xáo trộn quy luật khí hậu địa phương đồng thời cảnh báo sự lơ là trong quản lý và giám sát lửa rừng", ông Nam nói.

Bên cạnh tình hình thời tiết cực đoan, độ ẩm không khí thấp thì nguồn vật liệu cháy quá lớn do tác động của bão số 3 cũng khiến cho tình hình kiểm soát cháy rừng trở nên khó khăn. Theo thống kê, 20 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với diện tích 190.000ha rừng đang đặt trong tình trạng nguy cơ cháy rừng cao như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang... Bão số 3 khiến nhiều diện tích rừng bị quật ngã, gãy đổ, vô tình tạo nên nguồn vật liệu cháy lớn.

Một khó khăn hiện nay dẫn đến tình trạng cháy rừng gia tăng, đó là hệ thống cảnh báo nguy cơ cháy rừng vẫn chủ yếu dựa vào số liệu từ các trạm khí tượng cố định - vốn mang tính cục bộ, không phản ánh hết vi khí hậu trong khu vực rừng núi. Đơn cử như trong một địa bàn huyện, có nơi vừa mưa xong, độ ẩm cao, trong khi khu rừng bên kia núi đã khô hanh và gió lớn, rất dễ phát sinh cháy.

Vào mùa nắng nóng cao điểm, nguy cơ cháy rừng sẽ rất cao

Những bài học từ các vụ cháy xảy ra trong thời gian qua cho thấy nếu không được kiểm soát chặt chẽ, thì chỉ cần một cơn gió lớn, tàn lửa từ đống rác tại khu vực dân cư cũng có thể cuốn vào khu vực có thảm thực vật khô, bùng phát thành cháy lớn. Trong khi đó, phương tiện chữa cháy hiện nay còn rất thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người và dụng cụ thủ công như dao phát, cành cây, bình xịt tay; cũng như thiếu thiết bị cơ giới, thiết bị bay, vòi phun cao áp và hệ thống cảnh báo từ xa.

Hiện nay, đang cao điểm mùa trồng rừng, nhiều nơi thực hiện xử lý thực bì, phát dọn và đốt rác hữu cơ ven rừng, trong khi điều kiện gió mạnh và thảm thực vật khô, có thể khiến cháy lan vào rừng chỉ trong vài phút. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát các diện tích có rừng, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm lưu ý các địa phương cần đặc biệt lưu ý các vùng giáp ranh giữa đất sản xuất - đất rừng, các nương rẫy mới dọn hoặc khu vực người dân hay đốt rác.

"Mỗi điểm lửa nhỏ đều cần giám sát kỹ, bởi một tàn tro bay theo gió có thể là nguyên nhân thiêu rụi cả cánh rừng. Nếu để cháy rừng xảy ra, cái mất không chỉ là cây gỗ, tre nứa hay dược liệu, mà còn hủy hoại lớp phủ bảo vệ đất, làm suy giảm chất lượng nước và tăng nguy cơ sạt lở, xói mòn, sâu xa hơn là ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái", Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm khuyến cáo.

Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm Đoàn Hoài Nam cho biết, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ đang dần chuyển sang giai đoạn nắng nóng cao điểm nên nguy cơ cháy rừng sẽ tăng lên mức rất cao. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết khô hanh, ít mưa, gió mạnh càng khiến nguy cơ cháy lan nhanh và khó kiểm soát.

Đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cũng nêu quan điểm rằng một vụ cháy rừng là một bước thụt lùi trong cả hành trình bảo vệ môi trường, chống sạt lở và giữ gìn sinh kế cho người dân vùng cao. Lý do bởi mỗi ha rừng bị cháy là một phần lớp giáp sinh thái bị bóc mất. Ngoài ra, khói từ cháy rừng làm suy giảm chất lượng không khí, là nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Vì vậy, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm khuyến cáo người dân và du khách theo dõi sát các thông tin dự báo, cảnh báo cháy rừng trên website của Cục để kịp thời phát hiện và xử lý các điểm cháy.

Đặc biệt, các địa phương cần mở rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng kết hợp bảo vệ, phòng cháy, tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp xã, thôn - nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân sử dụng lửa trong sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, việc phát hiện sớm điểm cháy và tổ chức chữa cháy kịp thời sẽ giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Đà Nẵng thả chim bồ câu hoà bình đón

Đà Nẵng thả chim bồ câu hoà bình đón "Đoàn tàu thống nhất" dịp lễ 30/4

Du lịch - PV - 23 phút trước
Trong dịp 30/4 và 1/5, Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn để phục vụ người dân và du khách.
Những “bông hồng thép” và nhiệm vụ đặc biệt A50

Những “bông hồng thép” và nhiệm vụ đặc biệt A50

Thời sự - PV - 42 phút trước
Tháng Tư, nắng phương Nam như rực lửa, nhưng những nữ chiến sĩ - được xem như những “bông hồng thép” của Học viện Lục quân - hợp thành Khối nữ Chiến sĩ Biệt động vẫn kiên trì, bền bỉ rèn luyện với tinh thần không ngại khó, không ngại khổ, sẵn sàng chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ trọng đại của dân tộc: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nâng cao chất lượng thảo luận kỳ họp Quốc hội, tăng cường tương tác với cử tri

Nâng cao chất lượng thảo luận kỳ họp Quốc hội, tăng cường tương tác với cử tri

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội lần này cần chú trọng nâng cao chất lượng thảo luận, quy định cụ thể thời gian phát biểu để tránh lan man, bảo đảm mỗi ý kiến đều tập trung vào trọng tâm vấn đề. Đặc biệt, đại biểu Quốc hội cần tăng cường tương tác với cử tri thường xuyên hơn, không chỉ thông qua các cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp như hiện nay.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Môi trường sống - Minh Nhật - 5 giờ trước
Đánh giá của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cho thấy, trong 13 năm qua, chưa khi nào diễn biến các vụ cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc lại phức tạp và nghiêm trọng như thời điểm hiện nay.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa - Bài 4

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa - Bài 4

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 6 giờ trước
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi chính là cách tiếp cận không tách rời phát triển kinh tế với gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong đó, các yếu tố như nghi lễ và lễ hội truyền thống, trang phục… vốn là linh hồn của cộng đồng, đang từng bước được phục hồi và bảo tồn một cách có hệ thống, bài bản và hiệu quả.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Media - BDT - 6 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai . Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô. Bà Thanh giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Trong 2 ngày 22 - 23/4, tại xã Ia Trok, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa tổ chức Lớp bồi dưỡng, tập huấn “Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai”.
Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Photo - Tào Đạt - CTV - 6 giờ trước
Tối 22/4, tại trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.