Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ động ngăn chặn “giặc lửa”

Phạm Tiến - 16:24, 20/07/2022

Các tỉnh Bắc Trung Bộ đang vào đợt nắng nóng gay gắt. Nền nhiệt trung bình trong ngày luôn ở mức cao, gió phơn Tây - Nam (gió Lào - Pv) thổi mạnh. Cảnh báo cháy rừng đã được các tỉnh đặt lên mức cao và rất cao. Trên các chòi canh, cán bộ Kiểm lâm, chủ rừng và cả chính quyền địa phương lại bước vào một mùa “canh lửa” mới.

Trên chòi canh lửa xã Quảng Thạch, lực lượng chức năng vẫn túc trực 24/24
Trên chòi canh lửa xã Quảng Thạch, lực lượng chức năng vẫn túc trực 24/24

Canh để chủ động với “giặc lửa”

Là địa phương nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, Quảng Bình có 505,7 nghìn ha rừng, độ che phủ 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có 448,4 nghìn ha. Đặc biệt, Quảng Bình là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích rừng đặc dụng (hơn 144 nghìn ha) và rừng phòng hộ (hơn 151 nghìn ha). Trong đó, có một số huyện như Quảng Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa… có diện tích rừng tự nhiên lớn, điều kiện đi lại, dập lửa khó khăn.

Kể từ đầu tháng 5 đến nay, nền nhiệt trong ngày luôn ở mức cao, nắng nóng kéo dài cộng thêm gió Lào thổi mạnh. Nguy cơ cháy rừng đã được Hạt Kiểm lâm, rừng phòng hộ các huyện đặt ở mức báo động cao.

Xác định khâu phòng- chủ động với “giặc lửa”, là khâu quan trọng nhất để giữ rừng, ngành Lâm nghiệp đã tham mưu cho chính quyền các cấp về công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Bên cạnh đó, ngành cũng xây dựng kế hoạch chủ động triển khai nhiều giải pháp bảo vệ rừng trong mùa nắng nóng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Văn Long, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết: “Để chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiệu quả, chúng tôi đã tham mưu, hướng dẫn cho các chủ rừng, người dân chủ động xử lý thực bì, vệ sinh rừng, áp dụng biện pháp đốt trước có điều khiển và di dời vật liệu cháy ra khỏi rừng. Bên cạnh đó, các ban, tổ, đội PCCCR các cấp cũng đã được kiện toàn với 7.766 lượt người tham gia”.

Có mặt tại chòi “canh lửa” xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Nằm trên quả đồi, là điểm nằm giáp ranh giữ rừng trồng và rừng tự nhiên, chòi “canh lửa” cao vút, hứng trọn cái nắng như “đổ lửa”. Hơn 9h sáng, trên chòi canh lực lượng Kiểm lâm địa bàn, đại diện chủ rừng… vẫn dõi mắt vào từng khoảnh rừng. Trời xanh như ngọc, ánh nắng từ đằng Đông đã bung ra, hơi nóng hầm hập. Qua đôi ba lời nói vọng lên trên chòi canh với anh Phạm Văn Tĩnh, Kiểm lâm địa bàn xã Quảng Thạch, tôi bước lại thang chòi, lấy tinh thần bước lên. Trên chòi canh, tiếng anh Tĩnh vọng xuống “Ấy, chú đừng lên, hơi cao! Để đó anh xuống cho”. 

Theo lời anh Tĩnh chia sẻ, công việc ở chòi là quan sát, báo ngay khi xuất hiện cháy rừng. Báo sớm khi đám cháy mới xuất hiện, thì công tác dập cháy mới dễ dàng, hiệu quả cao. “Canh lửa”, mùa này thì Kiểm lâm, chủ rừng và cả chính quyền địa phương cũng đều phải cắt người trực chòi canh 24/24 chú ạ. Canh để chủ động với giặc lửa”, anh Tĩnh nói.

Được biết, toàn huyện Quảng Trạch hiện đã lập 8 chòi canh lửa. Trong mùa nắng nóng, lực lượng bảo vệ, PCCC rừng được bố trí trực 24/24. 

Mùa khô năm nay, Quảng Bình lấy việc làm chủ với “giặc lửa” làm khâu nòng cốt để bảo vệ rừng. Cùng với đó, công tác chuẩn bị để ứng phó khi có cháy xảy ra, cũng được chú trọng. Tạo đường băng cản lửa, lập biển bảng; áp phích tuyên truyền; cắm biển cấm lửa và trang bị công cụ dập lửa... đã được địa phương chuẩn bị và hoàn thành ngay từ đầu tháng 3.

Một vụ cháy rừng ven biển ở tỉnh Quảng Bình đã kịp thời phát hiện và dập nhanh nên không để lại hậu quả lớn
Một vụ cháy rừng ven biển ở tỉnh Quảng Bình đã kịp thời phát hiện và dập nhanh nên không để lại hậu quả lớn

Phòng hiệu quả, chữa kịp thời

Cùng với Quảng Bình, Quảng Trị cũng là địa phương có độ che phủ lớn. Địa phương lại nằm trong vành đai nhiệt cao của khu vực Bắc Trung Bộ. Ngay từ đầu mùa khô, địa phương đã chọn phương châm “phòng là chính, cháy thì chữa kịp thời”.

Ngay từ đầu mùa khô, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Công văn số 1673/UBND-KT, gửi các sở ban ngành cấp tỉnh, các huyện thị xã tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ, PCCR. Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị chủ rừng, các cộng đồng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng và các hộ gia đình có rừng trên địa bàn trong việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách PCCCR.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Chi cục Kiểm lâm, cũng đã vào cuộc trong mùa “canh lửa” mới. Việc chủ động nắm bắt tình hình thực hiện quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn tỉnh được phân công nhiệm vụ, thực hiện thường xuyên hơn. Khâu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCCR cho cộng đồng dân cư được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.

Những việc làm như ký cam kết sử dụng lửa đúng mục đích, đúng địa điểm đã triển khai về tận thôn bản giáp rừng. Tổ chức trực 24/24 giờ vào thời gian cao điểm nắng nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin về cháy rừng. Từ chủ động với giặc lửa, dập kịp thời khi có cháy rừng, nên đến thời điểm này, trên toàn tỉnh Quảng Trị chưa có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.

Không chỉ ở Quảng Trị, theo ghi nhận của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, toàn khu vực Bắc Trung Bộ cho đến thời điểm này chưa có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra.

Theo quy luật thông thường, đến thời điểm này, cũng đã là cuối mùa khô, để không có điều đáng tiếc xảy ra, thì việc “canh lửa”, chủ động dập nhanh khi có cháy… vẫn cần được thực hiện nghiêm. Đồng thời, người dân cũng cần nâng cao ý thức trong việc dùng lửa, đặc biệt là đưa lửa vào rừng đốt ong, đốt dọn rừng sản xuất… Nếu thật sự cần thiết dùng lửa ở rừng, thì phải chủ động quản lý lửa và lường trước các phương án phát sinh như có sự thay đổi hướng gió, thực bì khô do nắng nóng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 28 phút trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 34 phút trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 42 phút trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 2 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.