Mỗi khi bình minh ló rạng, nhìn về phía những đứa bạn đang tung tăng đến lớp, Y Liễu (ở làng Kon Keng, xã Đăk Tơ Lung, Kon Rẫy, Kon Tum) lại lặng buồn ngồi mơ tưởng được quay về với sự hồn nhiên nhưng mơ tưởng giản đơn ấy như làn khói mong manh.
Xã Xốp, huyện Đăk Glei (Kon Tum) hiện có 487 hộ/1.800 khẩu, trong đó chủ yếu là người dân tộc Giẻ-triêng sinh sống. Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn ở đây vẫn diễn ra như chiếc vòng “kim cô” kẹp chặt người dân trong đói nghèo.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, nhiều năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực xây dựng các mô hình can thiệp, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại các bản làng. Mô hình đã góp phần không nhỏ vào “cuộc chiến” chống lại vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Những năm gần đây, các ngành chức năng tỉnh Đăk Lăk đã nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân, thay đổi nhận thức, không để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận thuyết thống, nhưng tình trạng này vẫn không giảm, thậm chí con số thực tế còn cao hơn con số thống kê hiện nay.
Thực hiện, Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2020”, tỉnh Hà Giang đã chọn xã Chí Cà, huyện Xín Mần và Trường nội trú THCS-THPT huyện Yên Minh thực hiện điểm. Đến nay, mô hình đã bước đầu phát huy tác dụng.
Đầu tháng 5 vừa qua, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các ông mai, bà mối bàn giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trên địa bàn.
Huyện Quỳnh Nhai là một địa phương đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, tỷ lệ tảo hôn luôn ở mức cao và diễn biến phức tạp. Gần đây, do công tác quản lý, giáo dục chưa tốt, tại Quỳnh Nhai còn xuất hiện thêm hiện tượng tảo hôn ở học sinh tuổi vị thành niên.
Là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao, đặc biệt hai năm trở lại đây tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng trở lại. Số vụ tảo hôn tập trung chủ yếu trong đồng bào dân tộc Mông (trên 70%) ở các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa và Bát Xát.
Hùng Lợi là một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) với 95% là đồng bào DTTS. Kinh tế khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, cùng với phong tục, tập quán lạc hậu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tảo hôn ở đây.
Thời gian qua, ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng tảo hôn trong đồng bào DTTS diễn biến khá phức tạp.
Nghèo đói, thiếu ăn, thiếu mặc, không có việc làm và tương lai mù mịt phía trước... tất cả những điều này đã trở thành một vòng luẩn quẩn ở các làng, bản, thôn, buôn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao tại vùng dân tộc thiểu số.
Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn ở mức cao, công tác tuyên truyền, ngăn chặn vấn nạn này còn nhiều bất cập. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về một một số giải pháp phòng, chống nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Định, nhiều học sinh tự ý bỏ học giữa chừng để lập gia đình. Đáng báo độnglà ở địa bàn hai huyện miền núi Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Thế nhưng, chính các đối tượng này lại chưa hiểu hết những hệ lụy mình phải đối mặt.