Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn chưa giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025" (Đề án) đã trải qua những chặng đường đầu tiên. Vậy, Đề án này đã có những tác động như thế nào trong mục tiêu giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS? Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu sổ, Ủy ban Dân tộc xoay quanh vấn đề này?
Trao đổi với PV Báo Dân tộc và Phát triển về công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện Đề án phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (giai đoạn 2015-2020), qua đó, giúp cho tình trạng này giảm hẳn. So với trước khi thực hiện đề án huyện Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.
Trước thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn âm ỉ diễn ra những năm qua, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã ban hành Kế hoạch “Thực hiện ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2021”. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là đến năm 2021, cơ bản không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Vừa qua, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai-Thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, vấn đề tảo hôn trên địa bàn vẫn còn “ăn sâu” trong nếp nghĩ, lối sống của đồng bào.
Những năm trước đây, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những điểm “nóng” về tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tình trạng tảo hôn ở Chiềng On đã có xu hướng giảm. Minh chứng năm 2012, xã có 11 cặp tảo hôn, thì đến năm 2017 giảm còn 6 cặp và đang xu hướng tiếp tục giảm xuống trong năm 2018.
Mới đây (trung tuần tháng 6/2018), Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo cấp xã tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mô hình điểm trong thời gian qua; đề ra các biện pháp triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới.
Dân Hóa là xã biên giới khó khăn của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Sách, người Mày (dân tộc Chứt) và người Khùa (dân tộc Bru-Vân Kiều) với khoảng 3 ngàn nhân khẩu. Đến nơi xa xôi hẻo lánh này, chúng ta không khỏi chạnh lòng chứng kiến những cô gái làm mẹ khi chỉ mới 15, 16 tuổi.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020” năm 2018.
Thời gian qua, mặc dù chính quyền đã triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng tảo hôn, sinh con đông vẫn diễn ra phổ biến ở các vùng đồng bào DTTS huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk.
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nạn tảo hôn trong đồng bào các DTTS ở Quảng Ngãi đã có chiều hướng giảm. Song, điều trăn trở hiện nay là vẫn còn một bộ phận người dân miền núi xem tảo hôn là chuyện bình thường, nên đây vẫn là câu chuyện rất gian nan.
Thực hiện Đề án “giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”, thời gian vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp được đặt ra trong đề án. Theo đó, bước đầu đã có sự chuyển biến.
Trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ tảo hôn ở xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang tăng đáng kể. Năm 2016, xã có 5 cặp tảo hôn, đến 2017, con số này tăng lên 10 cặp trong tổng số 22 cặp kết hôn trong năm, chiếm tỷ lệ khoảng 45% và từ đầu năm 2018 đến nay có 2 cặp. Đây là con số đáng báo động về tình trạng tảo hôn ở địa phương này.
Thời gian qua, ở các xã vùng đồng bào Raglai tỉnh Ninh Thuận đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 972/UBND-NL chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016-2020.
Do thói quen, tập quán sinh hoạt và một phần do tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nên rất nhiều trường hợp trẻ em ở Điện Biên sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên nhiều trường hợp không được điều trị.
Qua thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2020”. Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã giảm đáng kể, nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân từng bước được nâng cao.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp, giáo dục nhưng nhiều năm nay, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn gia tăng.
Mỗi khi bình minh ló rạng, nhìn về phía những đứa bạn đang tung tăng đến lớp, Y Liễu (ở làng Kon Keng, xã Đăk Tơ Lung, Kon Rẫy, Kon Tum) lại lặng buồn ngồi mơ tưởng được quay về với sự hồn nhiên nhưng mơ tưởng giản đơn ấy như làn khói mong manh.
Xã Xốp, huyện Đăk Glei (Kon Tum) hiện có 487 hộ/1.800 khẩu, trong đó chủ yếu là người dân tộc Giẻ-triêng sinh sống. Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn ở đây vẫn diễn ra như chiếc vòng “kim cô” kẹp chặt người dân trong đói nghèo.