Thời sự -
Thiên Đức -
10:17, 15/01/2020 Theo thông tin từ Ban Dân tộc (BDT) tỉnh Lào Cai, năm 2019, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương này đã có chiều hướng giảm mạnh. Đây là hiệu quả thiết thực từ khi Lào Cai thực hiện Đề án Giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết của Chính phủ.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã vận động đưa nội dung ngăn ngừa, xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào hương ước làng. Qua triển khai cho thấy, giải pháp này đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Pháp luật -
Đạt Thành Nhân -
21:35, 29/11/2019 Do đặc thù là huyện miền núi, trình độ dân trí thấp, nên trước đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS ở Khánh Sơn có tỷ lệ khá cao. Từ năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, nhờ đó, địa phương đã chấm dứt được tình trạng hôn nhân cận huyết thống và giảm số vụ tảo hôn.
Nạn tảo hôn ở các huyện miền núi tỉnh Phú Yên trong thời gian dài đã lắng xuống. Nhưng gần đây, tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Và điều đáng nói, là cô dâu, chú rể nhí cưới nhau không hoàn toàn do hủ tục, hay bị ép buộc, mà do họ… tự nguyện.
Ngày 23/5/2019, tại xã Đắk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị tập huấn Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025”. Tham dự có 70 đại biểu là người DTTS, cán bộ Tổ tư vấn giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến từ các làng trong xã.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn diễn ra dai dẳng là do người dân chưa ý thức được đây là hành vi vi phạm pháp luật. Để giảm thiểu tình trạng này, việc tuyên truyền, vận động, nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân là biện pháp hữu hiệu.
Sau 3 năm triển khai Đề án phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, tình trạng tảo hôn tại các huyện miền núi Bình Định đã giảm đáng kể. Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực tại vùng đồng bào DTTS trong tỉnh.
Qua 3 năm triển khai nhiều biện pháp tích cực, nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, đã có nhiều mô hình câu lạc bộ ở các khu dân cư và các trường học hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh.
Chỉ từ đầu năm đến nay, tại huyện vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có 305 cặp kết hôn thì có đến 130 cặp chưa đủ tuổi kết hôn (chiếm gần 43%). Dù chính quyền địa phương đã thực hiện đủ các biện pháp từ tuyên truyền, vận động đến xử phạt nhưng tình trạng tảo hôn những năm qua trên địa bàn vẫn không có dấu hiện giảm, thậm chí còn gia tăng.
Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”. Bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số và bà Elisa Fernandez, Trưởng Văn phòng UN Women Việt Nam về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các Ban Dân tộc, cùng một số đại biểu tham gia công tác truyền thông tại địa phương.
Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn chưa giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025" (Đề án) đã trải qua những chặng đường đầu tiên. Vậy, Đề án này đã có những tác động như thế nào trong mục tiêu giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS? Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu sổ, Ủy ban Dân tộc xoay quanh vấn đề này?
Trao đổi với PV Báo Dân tộc và Phát triển về công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện Đề án phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (giai đoạn 2015-2020), qua đó, giúp cho tình trạng này giảm hẳn. So với trước khi thực hiện đề án huyện Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.
Trước thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn âm ỉ diễn ra những năm qua, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã ban hành Kế hoạch “Thực hiện ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2021”. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là đến năm 2021, cơ bản không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Vừa qua, các cơ quan chuyên ngành của tỉnh Lào Cai đã phối hợp thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học “Gia đình đối với sự phát triển tỉnh Lào Cai-Thực trạng và giải pháp”. Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, vấn đề tảo hôn trên địa bàn vẫn còn “ăn sâu” trong nếp nghĩ, lối sống của đồng bào.
Những năm trước đây, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một trong những điểm “nóng” về tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tình trạng tảo hôn ở Chiềng On đã có xu hướng giảm. Minh chứng năm 2012, xã có 11 cặp tảo hôn, thì đến năm 2017 giảm còn 6 cặp và đang xu hướng tiếp tục giảm xuống trong năm 2018.
Mới đây (trung tuần tháng 6/2018), Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo cấp xã tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mô hình điểm trong thời gian qua; đề ra các biện pháp triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới.
Dân Hóa là xã biên giới khó khăn của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Sách, người Mày (dân tộc Chứt) và người Khùa (dân tộc Bru-Vân Kiều) với khoảng 3 ngàn nhân khẩu. Đến nơi xa xôi hẻo lánh này, chúng ta không khỏi chạnh lòng chứng kiến những cô gái làm mẹ khi chỉ mới 15, 16 tuổi.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020” năm 2018.
Thời gian qua, mặc dù chính quyền đã triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng tảo hôn, sinh con đông vẫn diễn ra phổ biến ở các vùng đồng bào DTTS huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk.