Giải trí -
Nguyệt Anh (T/h) -
15:02, 28/11/2021 Trong các cuộc thi nhan sắc quốc tế gần đây, nhiều mẫu thiết kế trang phục dân tộc của các nhà thiết kế Việt Nam như Minh Châu, Tín Thái... đã gây ấn tượng với khán giả thế giới...
Hơn 1 năm nay, đã thành nếp, cứ vào sáng thứ Hai đầu tuần, cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số công tác tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) lại thực hiện mặc trang phục dân tộc của mình đến công sở. Đây là cách làm hay góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Dân tộc Tà Ôi cư trú chủ yếu ở miền núi các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. Đồng bào còn có các tên gọi khác như Pa Cô, Tà Uốt, KanTua, Pa Hy.. Trang phục người Tà Ôi có sự giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa, vẻ đẹp trang phục thể hiện qua việc tạo dáng, trang trí họa tiết trên đó, các hoa văn trang trí phản ánh sinh động môi trường sống, lòng yêu thiên nhiên, quê hương, con người…
Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống của riêng mình, đó vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, vừa là một trong những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Trang phục truyền thống của người Tày cũng không ngoại lệ.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) luôn được nhắc đến là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào các DTTS. Tận dụng thế mạnh này, những năm qua, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt việc quảng bá hình ảnh về văn hoá, vùng đất và con người đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua du lịch và nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn.
“Nếu muốn biết về văn hóa dân tộc Dao, các phong tục cưới hỏi, lễ cúng gia tiên, cúng được mùa, cách thêu thùa, vấn tóc... thì tìm hỏi cụ Sếnh”, người dân bản Quảng Mới, xã Quảng Sơn, Hải Hà (Quảng Ninh) chia sẻ với chúng tôi khi nói về nghệ nhân Giềng Chống Sếnh.
Ngày nay, nhiều bài hát và điệu múa truyền thống của cộng đồng các dân tộc được sân khấu hóa, trở thành món ăn tinh thần đối với khán giả. Đáp ứng xu hướng đó, trang phục truyền thống cũng được biến tấu để phù hợp hơn khi biểu diễn trên sân khấu. Dù vậy, theo những người có chuyên môn, việc cách điệu cũng cần chừng mực để truyền đạt đúng giá trị văn hóa, thẩm mỹ vốn có của mỗi dân tộc.
Luôn giữ vai trò nền tảng quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp ở Việt Nam, hàng nghìn điệu múa dân gian của các DTTS đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận để các biên đạo múa vận dụng, sáng tạo vào những sáng tác mới mang hơi thở thời đại nhưng vẫn giữ được hồn cốt dân tộc...
Xã hội -
Hoài Dương -
09:51, 11/08/2020 Theo sự phát triển của xã hội và sự giao lưu tiếp biến văn hóa, phần đông đồng bào DTTS đã và đang thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống bằng những bộ trang phục phổ thông. Thế nhưng, thời gian gần đây, một tín hiệu đáng mừng là nhiều học sinh, sinh viên đã thể hiện sự yêu thích trang phục DTTS bằng những bộ ảnh kỷ yếu trong trang phục dân tộc đầy màu sắc. Hình ảnh này đang có sức hấp dẫn, lan tỏa về cái đẹp trong những bộ trang phục DTTS.
Dù đã gần 60 tuổi nhưng ngày ngày, bà Lăng Thị Liên, ở thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn luôn tất bật cắt may trang phục dân tộc Nùng. Bà mong muốn gìn giữ trang phục dân tộc cho thế hệ con cháu mai sau.
Một mùa Xuân nữa lại về, sắc màu trên những bộ trang phục độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc lại có dịp khoe sắc cùng hoa đào, hoa mận, hoa mơ,…
Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 9 dân tộc cùng sinh sống. Trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một, huyện Bình Liêu đã có nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS.