Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Phát huy nguồn lực các tôn giáo (Bài 3)

Cù Hương - Khánh Thư - 07:16, 07/12/2023

Những chủ trương, chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc những năm qua đã được đông đảo chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo đồng tình ủng hộ. Từ đó đã khích lệ các tôn giáo đồng hành cùng cả nước trong quá trình phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Các chức sắc và tu sĩ Phật giáo Gia Lai tổ chức tặng quà từ thiện cho đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ia Grai.
Các chức sắc và tu sĩ Phật giáo Gia Lai tổ chức tặng quà từ thiện cho đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ia Grai.

Phát huy tinh thần sống “Tốt đời - đẹp đạo”

Các tổ chức tôn giáo ngày càng làm tốt công tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, các tổ chức tôn giáo là một kênh truyền thông quan trọng, góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống và đến với đồng bào có đạo nhanh và hiệu quả.

Đơn cử, tại vùng đồng bào theo đạo Công giáo thuộc Giáo xứ Phú Yên (xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), ngoài cộng đồng giáo dân là người Kinh, còn có hơn 2.000 giáo dân người dân tộc Ba Na sinh sống tại xã Hà Ra và xã Đak Ta Ley. Hàng tuần, Ban chức việc của Giáo xứ luôn nhắc nhở bà con giáo dân nghiêm túc chấp hành các quy định của Nhà nước trong đời sống và sinh hoạt tôn giáo, thực hiện sống “Tốt đời-đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Theo ông Y Thành (làng Kdung, xã Hà Ra) - chức sắc Giáo xứ Phú Yên, hằng tuần, ông đều cùng Ban chức việc của Giáo xứ giải thích cho bà con hiểu và nâng cao nhận thức, chấp hành tốt quy định pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; sống “tốt đời - đẹp đạo”, thực hiện tinh thần kính Chúa - yêu nước và “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, xây dựng khối đoàn kết giữa bà con giáo dân người Kinh và dân tộc Bahnar cũng như đoàn kết trong cộng đồng dân cư địa phương.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 7 (Quân đoàn 3) làm đường giao thông xóa thế “ốc đảo” của làng Ðê Kôn, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – nơi sinh sống của hơn 54 hộ với 257 nhân khẩu, trong đó chiếm 80% là đồng bào Ba Na
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 7 (Quân đoàn 3) làm đường giao thông xóa thế “ốc đảo” của làng Ðê Kôn, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – nơi sinh sống của hơn 54 hộ với 257 nhân khẩu, trong đó chiếm 80% là đồng bào Ba Na

Cùng với chủ động tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng bào theo đạo các các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Các tín đồ các tôn giáo đã tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động, tự nguyện hiến đất, nguyên vật liệu, bàn giao mặt bằng làm đường giao thông nông thôn, các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh.

Đơn cử tại Giáo họ Công giáo Phúc Xuân (TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), theo ông Lê Văn Chinh - Phó Ban Hành giáo Giáo họ, Ban Hành giáo đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ gia đình trong Giáo họ hiến gần 5.000m2 đất để làm 3km đường giao thông liên xóm theo tiêu chí nông thôn mới. Các mặt công tác khác cũng được Giáo họ triển khai đồng bộ, hiệu quả nên đến nay có trên 95% hộ giáo dân đạt Gia đình văn hóa.

Thực tế cho thấy, với số lượng tín đồ chiếm số lượng khá lớn trên quy mô dân số (hơn 26,5 triệu người, chiếm khoảng 27% dân số cả nước), đồng bào các tôn giáo là lực lượng sản xuất đông đảo, tham gia vào tất cả các thành phần kinh tế, đã và đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống gia đình và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 Thông qua, các sinh hoạt tôn giáo, chức sắc, chức việc đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo biết cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Kinh tế phát triển, đồng bào có đạo có điều kiện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nhiều công trình công cộng khác.

Bà con giáo dân Giáo họ Hích, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.
Bà con giáo dân Giáo họ Hích, xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.

Khuyến khích tạo an sinh xã hội

Với các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vùng giáo dân ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trước đây vốn còn nhiều khó khăn, nay tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm. Bên cạnh phát huy vai trò của lực lượng tôn giáo trong các phong trào thi đua yêu nước, thì Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.

Những năm qua, nhiều tấm gương tiêu biểu trong các tôn giáo với các hoạt động an sinh đã và đang lan tỏa tinh thần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Đại đức Thích Huệ Thuận - Trụ trì chùa Sơn Linh, xã Hồ Đắc Kiện (Châu Thành, Sóc Trăng) là một ví dụ. Thời gian qua, Đại đức Thích Huệ Thuận luôn quan tâm kêu gọi ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc dioxin; tặng sách vở, quần áo cho học sinh nghèo nhân ngày khai giảng năm học mới và phát thưởng cuối năm.

Đại đức còn nhận trợ cấp hàng tháng cho gần 30 học sinh mồ côi cha mẹ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và tặng quà cho người già, tàn tật, hộ nghèo trong các dịp lễ, Tết. Vì cộng đồng, đại đức còn vận động phật tử đóng góp tiền sửa chữa và xây mới 4 cây cầu; vận động xây dựng 8.000m đường giao thông nông thôn; xây dựng mới 8 căn và sửa chữa 3 căn nhà tình thương cho hộ nghèo với tổng số tiền vận động từ năm 2020 đến nay hơn 2,1 tỷ đồng.

Cùng với các cá nhân tiêu biểu thì các tổ chức tôn giáo đã và đang góp sức cùng chính quyền các cấp làm tốt công tác an sinh xã hội. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện cả nước có khoảng 300 trường và 2.000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề do các tổ chức tôn giáo thực hiện; có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức, với các hoạt động hiệu quả, góp phần cùng chính quyền địa phương chăm lo sức khỏe và lan tỏa tinh thần yêu thương trong cộng đồng; có 113 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao Đài được cấp phép hoạt động, đang chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội…

Thực tế trên đã khẳng định sự đồng thuận giữa các tôn giáo và Nhà nước ta. Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc; chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện xóa đói giảm nghèo.

 Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng Nhân dân mà từ đó còn phát huy nguồn lực từ các tôn giáo để đưa tôn giáo ở Việt Nam không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn trở thành một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước.

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều xây dựng và duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Trong đó, Công giáo với đường hướng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”; Phật giáo với đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”; các tổ chức Tin Lành với đường hướng “Sống Phúc âm, Phụng sự Thiên chúa, Phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”; các hệ phái Cao Đài với đường hướng “Nước vinh, Đạo sáng”; Phật giáo Hòa Hảo với đường hướng “Vì Đạo pháp, vì Dân tộc”; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam với đường hướng “Tu học, hành thiện, ích nước, lợi dân”; Hồi giáo với đường hướng “Lẽ sống tốt đạo, đẹp đời”; Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với đường hướng “Hành Tứ Ân - Sống Hiếu nghĩa - Vì đại đoàn kết dân tộc”…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.