Theo báo cáo của Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, mỗi năm, các lực lượng trên cả nước đã ứng cứu hàng ngàn người trong thiên tai, sự cố, tai nạn, riêng thời gian qua đã ứng cứu được 5.438 người.
Mặc dù chưa được cấp sổ đỏ, song nhiều hộ dân ở tổ dân phố số 2, phường Phố Mới, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã sinh sống ổn định hơn 20 năm tại đây.
Trong số trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết về tình trạng Dự án “sắp xếp dân cư ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai, vùng khó khăn thôn Khâu Rịa và thôn Khâu Đáy, xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” chậm đầu tư gây nguy hiểm cho người dân.
Hiện nay, cả nước đã bước vào mùa mưa bão. Nhiều vùng dân tộc, miền núi đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng. Điều đáng nói, có những vùng đã được rà soát, phê duyệt di dời khẩn cấp nhưng lại đầu tư dở dang khiến người dân sống trong cảnh phấp phỏng lo âu. Vì vậy, thời gian qua, việc triển khai các dự án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn là vấn đề hết sức đáng lo ngại...
Theo phản ánh của người dân xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), vào tháng 2 vừa qua, các hộ dân nơi đây được Nhà nước hỗ trợ 70% số tiền khắc phục diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai bão lũ từ năm 2017.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai, ngày 29/3, tại Hà Nội. Hội nghị do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Tăng cường phòng chống, giảm thiểu tác hại của thiên tai là việc làm cấp bách ở nước ta hiện nay. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, đang đề xuất sửa đổi quy định về truyền tin và mạng lưới thông tin phục vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai. Đây được xem là một trong những yếu tố tích cực để các cấp chính quyền và người dân chủ động hơn trong phòng chống thiên tai.