Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ động thích ứng với thiên tai

Khánh Thư - 22:32, 06/11/2020

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Để bảo đảm an toàn tính mạng người dân vùng lũ, bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô thì cần có những biện pháp cụ thể, hiệu quả cao. Mô hình nhà chống lũ cùng với việc áp dụng nhuần nhuyễn phương án “4 tại chỗ” ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là mô hình hiệu quả thiết thực, rất cần được nhân rộng.

Xã Tân Hóa chìm trong nước trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua (Ảnh: TL)
Xã Tân Hóa chìm trong nước trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua (Ảnh: TL)

Xã Tân Hóa được xem là “rốn lũ” của huyện Minh Hóa. Xung quanh bao bọc bởi núi cao, cứ đến mùa mưa bão, cả xã Tân Hóa bị ngập sâu từ 2 - 3m. Trong đợt lũ tháng 10 vừa qua, toàn xã có 706 hộ thì 682 hộ có nhà bị ngập; một số nơi trong xã ngập sâu 6 – 7m.

Theo thông tin từ ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, trước đây, mỗi khi mưa lớn, người dân Tân Hóa phải kéo nhau lên bìa rừng hoặc núi cao tránh lũ, đối mặt với đói rét, bệnh tật do nước lũ cô lập dài ngày; tài sản xe máy, tivi, tủ lạnh, heo gà, trâu bò... không kịp di chuyển đều bị cuốn theo dòng nước dữ. Nhưng mùa mưa bão những năm gần đây, người dân nơi đây không còn phải lo “chạy lũ”. Ấy là nhờ mô hình nhà phao tránh lũ.

 1
Nhà phao giúp người dân xã Tân Hóa giảm được thiệt hại do thiên tai

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau đợt lũ lịch sử năm 2010, người dân xã Tân Hóa đã có sáng kiến làm nhà phao để “sống chung với lũ”. Bên cạnh căn nhà chính, người dân nơi đây đã làm thêm căn nhà phao, với móng nhà là 20 – 30 chiếc thùng phuy rỗng kết lại.

Bình thường thì nhà phao dùng để làm kho chứa đồ; khi xảy ra mưa lũ, người dân chuyển đồ đạc, tài sản, lương thực, thực phẩm lên nhà phao để ở. Nhờ các thùng phuy, khi nước dâng cao, căn nhà phao nổi theo nước. Nếu lũ kéo dài nhiều ngày thì người dân vẫn nấu ăn, sinh hoạt bình thường ngay trên nhà tránh lũ.

Tính đến nay, hơn 3.250 ngôi nhà chống chịu bão, lụt đã được xây dựng tại 5 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Riêng ở tỉnh Quảng BÌnh đã có gần 2.500 ngôi nhà phao chống lũ. Đây là những công trình không những bảo vệ được tính mạng mà còn bảo đảm được tài sản cho người dân mỗi mùa mưa lũ về.

Thông tin từ Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho thấy, hiện toàn xã đã có 540 hộ có nhà phao. Ngoài những hộ khá giả tự đầu tư, các hộ khó khăn hơn được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ để làm nhà phao tránh lũ. Đặc biệt, năm 2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình hỗ trợ xã Tân Hóa 58 nhà phao. Nhờ đó, trong đợt lũ dữ vừa qua, người dân xã Tân Hóa cơ bản không những không lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” mà còn bảo đảm được an toàn tính mạng và tài sản.

Cùng với đó, khi được cảnh báo thiên tai mưa lũ, xã Tân Hóa đã chủ động đưa lương thực dự trữ vào từng bản làng trước khi lũ chia cắt. Ngoài ra, trước tình mưa lũ diễn biến phức tạp, xã vận động, hướng dẫn người dân chủ động đưa hơn 2.000 con trâu, bò lên vùng cao để tránh lũ; các tài sản lớn trong nhà không thể đưa được lên nhà nổi thì kê kích lên cao và buộc cẩn thận để phòng tránh bị trôi, hư hỏng. Mô hình nhà phao tránh lũ kết hợp phương châm “4 tại chỗ” đã phát huy được hiệu quả trong phòng chống thiên tai ở Tân Hóa.

“Người dân nơi đây vốn sống chung với lũ, do đó bà con có nhận thức cao trong vấn đề phòng chống thiên tai. Đa số bà con đều có nhà phao và có đò để đi lại, vận chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Người dân nơi đây rất chủ động”, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa Trương Văn Duẩn chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chi phí để làm một nhà phao tránh lũ không quá đắt. Để làm một căn nhà phao rộng 15 - 20m2, bà con đầu tư khoảng 30 - 35 triệu đồng. Khi nước lũ về, đây là nơi cư trú cho cả gia đình từ 8 đến 10 người và còn chứa thêm được các vật dụng thiết yếu và các tài sản có giá trị như tivi, xe máy, lương thực...

Khoản kinh phí 30 - 35 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình không quá lớn và có lẽ cũng là một gợi ý thiết thực cho các tổ chức, các chương trình từ thiện, hỗ trợ miền Trung trong nỗ lực chung ta phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm đối với các địa phương thười xuyên đối diện mưa lũ, ngập lụt trên cả nước.

 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 phút trước
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 6 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 9 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 24 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 26 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 35 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.