Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di sản biết chạy đi đâu trước thiên tai, bão lũ

PV - 15:55, 21/09/2020

Đối với xã hội, di sản văn hóa thế giới là một mỹ từ hấp dẫn, sự tụng xưng xứng đáng dành cho những công trình, hạng mục văn hóa có niên kỷ hàng trăm năm với nhiều giá trị lịch sử to lớn. Nhưng với những người làm công tác bảo tồn bảo tàng, đó lại là “gánh nặng” muôn vàn. Nhất là với ngành bảo tồn miền Trung, nơi có những di sản luôn bấp bênh trước thiên tai bão lũ, yêu cầu giữ vẹn những di sản thật quá nặng nề.

Lầu ngói Thanh Toàn (Huế) đang được hạ giải chờ trùng tu. Ảnh: Đ.S
Lầu ngói Thanh Toàn (Huế) đang được hạ giải chờ trùng tu. Ảnh: Đ.S

Loay hoay chằng chống di sản?

Theo chị Khiếu Thị Hoài, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, trọn ngày 17.9.2020, những người làm công tác trùng tu bảo tồn ở đây đã huy động các loại rường cột gỗ chằng chống cho Chùa Cầu Hội An, cố gắng giữ nguyên công trình này. Đây là nỗ lực ứng phó của họ trước diễn biến cơn bão số 5 đang lao về đất liền, một nỗ lực nhiều người tự nhận xét: “Chủ yếu tự trấn an mình”.

Ông Võ Phùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam nhìn nhận, làm sao mà không nói “tự trấn an”, khi mọi nỗ lực trùng tu bảo tồn các hiện vật di sản ở phố cổ luôn có thể “đổ sông đổ biển” khi mùa mưa bão về.

Tính ra đã hơn 20 năm từ khi Hội An trở thành di sản văn hóa, nỗi lo các công trình di tích xuống cấp, hư hỏng không cứu vãn được, nhất là bị thiên tai uy hiếp ngày một nặng hơn.

Trước đó, chính quyền Hội An đã bao lần lên tiếng kêu cứu về các công trình nhà cổ hàng trăm tuổi đã hóa ọp ẹp dưới gió bão dữ dằn và nước lụt thâm canh. Để rồi mỗi lần tiếng nhạc báo bão vang lên từ hệ thống loa truyền thanh Hội An, cả hệ thống chính trị địa phương và mọi người dân lại hối hả tất bật lo chống đỡ, từ nhà cổ vẹo xiêu đến bờ kè sông sạt lở.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên-Huế tâm tư, chuyện chị Hoài kể chỉ là một trong vô số chuyện phổ biến ở quần thể di tích Huế. Nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Hải cũng nhiều năm đối diện sự an nguy của các hiện vật di sản trước thiên tai. Dải đất miền Trung mỗi năm lại một mùa bão lũ, xứ Huế thì rất dễ ngập lụt, luôn đẩy các di tích nhà rường, nhà cổ, thành quách lăng miếu vào thế nguy nan, sập đổ không biết khi nào. Công trình Phu Văn Lâu mới đây bị sập, phải tái thiết trùng tu là một minh chứng cụ thể.

“Ẩn sau cơn tàn phá của bão, những người làm bảo tồn phải kiểm tra, lần dò lại rường mộng các công trình, mới phát hiện những nứt gãy chìm”.

Những người làm trùng tu ở phố Hội cho biết, bởi các quy định bảo tồn, họ không dám đóng một cái đinh nào vào Chùa Cầu, chỉ có thể giằng các kèo cột tạo thế trụ vững thôi, sau khi bão xong lại gỡ ra. Làm như vậy nhìn tạm ổn, nhưng với bão tố xoay vần, công trình có đứng vững không thì… chỉ có trời biết. Mà sau đó, khi gỡ ra, những va chạm cũng có thể làm công trình thêm rệu rã, càng thêm lo lắng mà thôi.

Cần những động thái mạnh mẽ!

Năm 2016, tức 16 năm tổ chức hội thảo lần thứ nhất về tìm giải pháp trùng tu Chùa Cầu, với tư cách di sản văn hóa thế giới, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thêm một hội thảo kêu cứu về công trình này. Để rồi 3 năm nữa lại đi qua, những báo cáo khoa học vẫn nằm trong ngăn kéo. Mới đây, Hội An lại được chỉ đạo nên có thêm hội thảo, kêu gọi các tổ chức, cá nhân quan tâm, từ trong nước ra quốc tế, hãy góp ý cứu di sản này. Lời nói vang đi, chưa thấy ai hồi âm, chỉ có những người bảo tồn di tích lọ mọ khiêng gỗ vác tre chằng chống di sản.

Ông Nguyễn Xuân Hoa, nhà nghiên cứu, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên-Huế cho biết, các công trình gỗ và xây dựng “đã cao tuổi” ở Huế cũng trong tình thế tương tự. Nhưng ai sẽ là người dám quyết định “mó tay” thật sự vào các di sản này, để có giải pháp rõ ràng?

“Rất cương quyết, vừa qua, tỉnh mới quyết định giao cho sở Văn hóa, chính quyền huyện Hương Thủy đột phá với dự án phục chế bảo toàn lại cầu ngói Thanh Toàn, một công trình cổ giá trị của Huế. Hiện tại, việc hạ giải công trình này đã xong, chúng tôi vừa họp để đưa ra các giải pháp trùng tu phần nề. Chúng tôi phải lắng nghe và cầu vay sự góp ý của người dân, từ các tổ chức khoa học và đơn vị thi công có kinh nghiệm, rồi mới dám làm. Nhưng đến nay, vẫn là dè dặt lắm” - ông Phan Thanh Hải kể như vậy.

Chỉ có thể cảm nhận, cơn bão này qua, cơn bão khác lại tới, câu hỏi của chị Hoài sẽ vẫn cứ ở đó, khắc khoải: Người thì có thể chạy đi, di sản chạy đi đâu?

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội đến Thủ đô Tashkent, bắt đầu thăm chính thức Uzbekistan

Đúng 13 giờ 30 phút chiều nay (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Sân bay quốc tế I. Karimov Tashkent, bắt đầu chuyến thăm chính thức Uzbekistan theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva; tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới Martin Chungong.
Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Đắk Lắk: Chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Xã hội - Hoàng Thùy - 8 phút trước
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 3048/UBND - NNMT ngày 31/3/2025 về việc chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút du lịch dịp Hè

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Chuỗi hoạt động động tại Chương trình Festival Biển 2025 nhằm tạo "tâm điểm" để thu hút du khách đến với Nha Trang-Khánh Hòa trong dịp Hè năm nay.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Kinh tế - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn, hạn chế các ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng

Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng "cát tặc"

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng khai thác cát trái phép.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 5/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời thủ đô Yerevan, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 4 giờ trước
Bằng tinh thần sáng tạo, thanh niên vùng đồng bào DTTS đã tận dụng các nền tảng không gian số để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, các di sản… Họ chính là những tuyên truyền viên tích cực, “truyền lửa” tình yêu di sản, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - Tuấn Kiệt - 4 giờ trước
Hoạt động thăm hỏi, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng vũ trang (LLVT) Campuchia thể hiện tình cảm thủy chung son sắt của hai đất nước. Dịp này, LLVT hai bên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giữ vững và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời sự - Hương Trà - 4 giờ trước
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.