Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Than Uyên phục dựng lễ hội “Gầu Tào”

Thùy Anh - 10:40, 01/02/2023

Ngày 31/1/2023 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng Xuân Quý Mão), trong không khí tưng bừng mừng Đảng, mừng Xuân và chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) tổ chức phục dựng Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông.

Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu dự chương trình phục dựng Lễ hội “Gầu tào” của huyện Than Uyên
Đoàn đại biểu tỉnh Lai Châu dự chương trình phục dựng Lễ hội “Gầu tào” của huyện Than Uyên

“Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi”, hoặc được hiểu là “Hội chơi núi mùa Xuân” để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, những gia đình người Mông luôn được ấm no, hạnh phúc.

Thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh Lai Châu về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch địa phương, huyện Than Uyên đã triển khai tìm lại và phục dựng những điệu hát, múa, những trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông, với mong muốn bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau.

Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu và Chủ tịch tỉnh Lai Châu tặng quà chúc tết UBND huyện Than Uyên và xã Tà Mung.
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu và Chủ tịch tỉnh Lai Châu tặng quà chúc tết UBND huyện Than Uyên và xã Tà Mung.

Theo đó, tiến trình lễ hội diễn ra có hai phần: Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế thần linh; phần hội bao gồm các hoạt động như hát, múa và các trò chơi dân gian.

Trước khi diễn ra Lễ hội “Gầu tào” là nghi lễ Khai hội. Ông chủ lễ phải là người có uy tín, có nhiều am hiểu về những văn hóa cổ truyền của người Mông và được bà con trong các thôn bản tín nhiệm.

Bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu giao lưu cùng đồng bào
Bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu giao lưu cùng đồng bào

Khi tiến hành nghi lễ Khai hội, ông chủ lễ sẽ thắp hương và khấn xin thần linh cho phép mở hội. Lời bài khấn có đoạn: “Trên mảnh đất linh thiêng này, chúng tôi dâng tiền bạc tới thần linh, xin thần linh phù hộ cho chúng tôi có con trai đông như đàn gà, có con gái đông như đàn vịt, không có ốm đau, bệnh tật, cả năm nhà nhà có thóc đầy kho, ngô đầy bồ, gia súc gia cầm khỏe mạnh không có dịch bệnh… Hôm nay là lành tháng tốt, trên mảnh đất thiêng này, dân bản chúng tôi đến để dựng cây nêu xin mở hội Gầu tào”.

Ông Trần Tiến Dũng - Chủ tịch tỉnh Lai Châu trò chuyện cùng các em nhỏ đồng bào Mông
Ông Trần Tiến Dũng - Chủ tịch tỉnh Lai Châu trò chuyện cùng các em nhỏ đồng bào Mông

Sau nghi lễ Khai hội là nghi thức hát mở màn, với bài hát: “Hán ăn Tết - Mông ăn Tết” và bài “Lý mở hội”.

Những trò chơi dân gian và điệu hát, múa khá đặc sắc thường diễn ra trong lễ hội “Gầu Tào” như: múa khèn Mông, hát ống, hát giao duyên, đàn môi, kèn lá, kéo nhị, ném pao, nhảy dây pao, rồng ấp trứng, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, đánh cù…

Ông chủ lễ thực hiện nghi thức cúng tế thần linh xin được Khai hội
Ông chủ lễ thực hiện nghi thức cúng tế thần linh xin được Khai hội

Chị Lù Thị Sinh - người Mông ở bản Hô Ta, xã Tà Mung (huyện Than Uyên) xúng xính dẫn con đi xem hội, phấn khởi chia sẻ: Đây là lần đầu tiên Lễ hội Gầu Tào được tổ chức lớn. Bà con trong bản đã cùng nhau tập luyện thổi khèn, khèn lá, hát đối giao duyên, hát dân ca và khâu những quả pao, làm khèn Mông … từ cách đây hàng tháng, hôm nay được cùng nhau tổ chức và vui chơi mình vui lắm.

Khi thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành phục dựng lễ hội này, Ban Tổ chức đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự đồng thuận của chính quyền địa phương và khao khát mong mỏi của đồng bào, mà tiến độ thực hiện phục dựng diễn ra khá thuận lợi.

Những người hát hội xòe ô đi vòng quanh gốc nêu, vừa đi vừa hát: “Vải lanh tung bay gọi, người Mông mình về đây nhé. Về đây ta cùng thổi bài khèn, cái lý người Mông…”
Những người hát hội xòe ô đi vòng quanh gốc nêu, vừa đi vừa hát: “Vải lanh tung bay gọi, người Mông mình về đây nhé. Về đây ta cùng thổi bài khèn, cái lý người Mông…”

Nhạc sĩ, đạo diễn Lê Minh Cừ là người đã dành nhiều tâm huyết trực tiếp cùng Ban Tổ chức phục dựng Lễ hội “Gầu tào”, chia sẻ: Do lịch sử di cư cùng những khó khăn về kinh tế khiến nhiều người dân ở đây không còn nhớ được những điệu lý, điệu hát, múa, những trò chơi dân gian và ý nghĩ của những công đoạn trong thực hành nghi lễ. Chúng tôi phải nghiên cứu, khảo tả bằng nhiều tài liệu còn lưu trữ ở những thư viện lớn cùng với thực tiễn; sau đó kết hợp cùng nghệ nhân của các địa phương để hướng dẫn lại cho cho bà con. Đồng bào rất háo hức và phấn khởi kết hợp cùng thực hiện, cho nên trong khoảng 1 tháng là hoàn thiện được lễ hội này, nhanh hơn dự kiến ban đầu.

Tiếng khèn Mông trong Lễ hội Gầu tào luôn mang một ý nghĩa tỏ tình và thề hẹn yêu đương
Tiếng khèn Mông trong Lễ hội Gầu tào luôn mang một ý nghĩa tỏ tình và thề hẹn yêu đương

Ông Lò Văn Hương - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên chia sẻ: chúng tôi mong muốn các trò chơi dân gian và những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông nói riêng và tất cả các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu nói chung, sẽ được tiếp nối không chỉ diễn ra trong lễ hội, mà trong đời sống thường nhật, các không gian văn hóa, tạo tiền đề phát triển du lịch cho địa phương, hấp dẫn du khách gần xa.

Một số hình ảnh tại Lễ hội

Các đôi trai gái cùng nhau chơi ném pao vừa để vui, vừa để tìm kiếm bạn đời tương lai
Các đôi trai gái cùng nhau chơi ném pao vừa để vui, vừa để tìm kiếm bạn đời tương lai
Trò chơi nhảy dây Pao thử thách người chơi cần tinh mắt và thật sự khéo léo để không bị mắc vào dây pao, quả pao quay đều mà không bị rơi xuống
Trò chơi nhảy dây Pao thử thách người chơi cần tinh mắt và thật sự khéo léo để không bị mắc vào dây pao, quả pao quay đều mà không bị rơi xuống
Hát ống là loại hình văn nghệ được nam nữ thanh niên người Mông rất yêu thích
Hát ống là loại hình văn nghệ được nam nữ thanh niên người Mông rất yêu thích
Hai người hát ống thường là 1 nam, 1 nữ đứng ở hai đầu ống hát cho nhau nghe, những bài hát mang âm sắc vui tươi
Hai người hát ống thường là 1 nam, 1 nữ đứng ở hai đầu ống hát cho nhau nghe, những bài hát mang âm sắc vui tươi
Thổi khèn và hát giao duyên, hay còn gọi là hát “Gầu plềnh” do những đôi nam nữ thường trao cho nhau hững lời tỏ tình và hẹn ước
Thổi khèn và hát giao duyên, hay còn gọi là hát “Gầu plềnh” do những đôi nam nữ thường trao cho nhau hững lời tỏ tình và hẹn ước
Người Mông rất giỏi thổi kèn lá, họ sử dụng nhiều loại lá cây trên đường lên nương, xuống ruộng, khi về nhà chia sẻ tâm tư trong lòng mình
Người Mông rất giỏi thổi kèn lá, họ sử dụng nhiều loại lá cây trên đường lên nương, xuống ruộng, khi về nhà chia sẻ tâm tư trong lòng mình
Than Uyên phục dựng lễ hội “Gầu Tào” 13
Than Uyên phục dựng lễ hội “Gầu Tào” 14
Người Mông hay kéo nhị khi “có tâm sự buồn” như thất tình, hoặc nhớ thương người yêu… Trong Lễ hội Gầu tào, họ thường kéo nghị để thổ lộ với người phụ nữ mà mình “thầm thương trộm nhớ” từ lâu
Người Mông hay kéo nhị khi “có tâm sự buồn” như thất tình, hoặc nhớ thương người yêu… Trong Lễ hội Gầu tào, họ thường kéo nghị để thổ lộ với người phụ nữ mà mình “thầm thương trộm nhớ” từ lâu
Trò chơi đẩy gậy, tương tự như môn thể thao quần chúng có cùng tên gọi. Nhưng gậy đẩy của người Mông thường ngắn hơn trong trò chơi của các nhóm dân tộc khác
Trò chơi đẩy gậy, tương tự như môn thể thao quần chúng có cùng tên gọi. Nhưng gậy đẩy của người Mông thường ngắn hơn trong trò chơi của các nhóm dân tộc khác
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 3 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 4 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 4 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 4 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.