Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Hoàng Đình Giong

PV - 14:22, 19/08/2019

Những ngày tháng Tám lịch sử, trong chuyến công tác về với Cao Bằng, chúng tôi có dịp đến thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Hoàng Đình Giong-người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng, người con tiêu biểu của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Khu tưởng niệm tọa lạc tại xóm Nà Toàn, phường Đề Thám, cách trung tâm TP. Cao Bằng chừng 6km. Nơi đây đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khu tưởng niệm được xây dựng trên một khu đất rộng 1.500m2 với các hạng mục, như: khuôn viên, tượng đài chiến sĩ Hoàng Đình Giong, nhà lưu niệm là nơi bảo tồn, lưu giữ những kỷ vật quý báu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của chiến sĩ Hoàng Đình Giong.

Người

chiến sĩ cộng sản Hoàng Đình Giong, sinh ngày 01/6/1904 tại làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng, châu Hòa An (nay là phường Đề Thám, TP. Cao Bằng). Ngay từ thủa nhỏ, chiến sĩ Hoàng Đình Giong đã sớm có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1926 cho đến lúc hy sinh (năm 1947), người chiến sĩ cộng sản Hoàng Đình Giong đã lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng: Bí thư Chi bộ hải ngoại Long Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khoá I) phụ trách xứ ủy Bắc Kỳ, Chính ủy Quân giải phóng Nam bộ, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 6, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 9. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của người chiến sĩ cộng sản Hoàng Đình Giong gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc, đất nước. Đặc biệt, đồng chí còn là người trực tiếp gây dựng nên Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Cao Bằng.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Hoàng Đình Giong. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Hoàng Đình Giong.

Ông Hoàng Văn Thép, cháu ruột đời thứ ba của người chiến sĩ cộng sản Hoàng Đình Giong, người trực tiếp trông coi, chăm sóc Khu tưởng niệm, chia sẻ: Khu tưởng niệm luôn được tôi quét dọn và mở cửa hằng ngày để đón khách. Vào những ngày lễ, Tết người dân trong làng và con cháu trong dòng họ vẫn đến dâng hương để tưởng nhớ về ông. Trải qua nhiều lần tôn tạo, từ những năm 1990 đến nay, Khu tưởng niệm Hoàng Đình Giong đã trở thành Khu di tích lịch sử mang giá trị văn hóa lịch sử bởi chính cuộc đời và hành trình hoạt động cách mạng của ông. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động chính trị của địa phương như: Lễ báo công; kết nạp Đoàn, Đội, đặc biệt được địa phương lựa chọn làm điểm giáo dục truyền thống cách mạng và lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ…

Rời Khu tưởng niệm, chúng tôi đến gặp ông Đoàn Văn Bậc, sinh năm 1958, là Trưởng xóm Nà Toàn, phường Đề Thám. Ông Bậc cho biết: Nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, phát huy truyền thống cách mạng, người dân trong xóm luôn đoàn kết, đồng thuận, chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế. Đến nay, bà con trong tổ, trong xóm đều đã xóa nhà tạm, dột nát, nhà cửa được xây dựng kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ nghèo nay chỉ còn 7,3%. 100% đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, 100% ngõ xóm có đèn chiếu sáng công cộng. Hằng năm có trên 85% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tập thể đạt danh hiệu tổ văn hóa, tổ dân vận khéo.

Ông Dương Quang Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Cao Bằng, cho biết: Sau 6 năm thành lập (2012-2019) TP. Cao Bằng đã đoàn kết vươn lên và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành một trong những Thành phố trẻ, năng động. Trong năm 2018, 17/17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã hoàn thành vượt kế hoạch, trong đó có 10/17 chỉ tiêu vượt kế hoạch, nổi bật như: Thu ngân sách đạt 209% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 2%; 48% chi, đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh…

Có được ngày hôm nay, cán bộ và Nhân dân Cao Bằng luôn ghi nhớ công ơn liệt sĩ Hoàng Đình Giong-Người anh hùng tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc năm xưa. 74 năm đã trôi qua, tấm gương của chiến sĩ Hoàng Đình Giong luôn khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ và các bậc lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, đây là nguồn lực nội sinh quan trọng để thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển.

Trong cuốn “Hoàng Đình Giong-Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng (1904-1947)”, cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Đồng chí Hoàng Đình Giong là một người cộng sản trung kiên, một người con tiêu biểu của đồng bào các dân tộc quê hương cách mạng Cao Bằng. Đồng chí đã chiến đấu kiên cường, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp...”. Ghi nhận những cống hiến và công lao to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp vẻ vang của Đảng, năm 1998, Đảng và Nhà nước đã truy tặng đồng chí Hoàng Đình Giong Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

HOÀI DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 4 giờ trước
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 5 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 8 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 8 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 9 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 9 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 9 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.