Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách vì dân - Động lực để Tu Mơ Rông phát triển

Ngọc Chí - 16:41, 08/06/2025

Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được thành lập vào năm 2005, thời điểm đó, cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, hệ thống giao thông bị chia cắt, thiếu sự kết nối giữa các xã trong huyện, cũng như giữa huyện với các địa phương lân cận. Nhưng với tinh thần đoàn kết của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Tu Mơ Rông hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, khởi sắc và đầy hy vọng.

Diện mạo các thôn, làng của đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông đang từng ngày khởi sắc
Diện mạo các thôn, làng của đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông đang từng ngày khởi sắc

Những chính sách vì dân

Huyện Tu Mơ Rông có hơn 95% dân số là đồng bào Xơ Đăng, thời điểm huyện mới thành lập, đời sống của người dân còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, không có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật và thị trường tiêu thụ.

Với quyết tâm cải thiện, nâng cao đời sống người dân và đưa huyện thoát nghèo, Đảng bộ, chính quyền huyện Tu Mơ Rông luôn nhất quán với phương châm “dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển” để triển khai thực hiện các chính sách. Từ nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện Tu Mơ Rông đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, phát triển mô hình dân cư kiểu mẫu gắn với du lịch cộng đồng, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, khuyến khích thanh niên khởi nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp…

Cán bộ huyện Tu Mơ Rông thường xuyên về các thôn, làng tham gia các buổi đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Từ đó, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế của Nhân dân
Cán bộ huyện Tu Mơ Rông thường xuyên về các thôn, làng tham gia các buổi đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Từ đó, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế của Nhân dân

Già làng A Dum, làng Lê Văng, xã Đăk Na huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Làng Lê Văng ngày trước chỉ là đường đất, đi lại hết sức khó khăn, được huyện quan tâm đầu tư nên giờ đường bê tông đến tận khu sản xuất, đường làng có điện chiếu sáng; có mạng wifi để con cháu học hành, bà con tiếp cận thông tin. Bà con trong làng còn được hỗ trợ cây, con giống nên giờ yên tâm làm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cùng với đó, huyện Tu Mơ rông cũng xác định rõ chiến lược phát triển bền vững là bảo vệ và phát triển rừng, trồng dược liệu, chăn nuôi dưới tán rừng, gắn với phát triển du lịch. Định hướng này nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: Để hiện thực hóa định hướng phát triển bền vững, huyện đã lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa nhằm hỗ trợ người dân trồng, phục hồi gần 2.000 ha rừng. Đồng thời, huyện tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất, chế biên, tiêu thụ cây dược liệu, qua đó giúp người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có thêm điều kiện mở rộng, phát triển diện tích và xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Huyện Tu Mơ Rông luôn tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào huyện và liên kết với các hộ đồng bào Xơ Đăng để trồng dược liệu
Huyện Tu Mơ Rông luôn tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào huyện và liên kết với các hộ đồng bào Xơ Đăng để trồng dược liệu

Ông Lê Văn Việt, Giám đốc Hợp tác xã Nông sản và thảo dược Tu Mơ Rông chia sẻ: Năm 2021, khi Hợp tác xã đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu tại huyện Tu Mơ Rông chính quyền địa phương đã đồng hành, hỗ trợ cho Hợp tác xã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu. Nhờ sự hỗ trợ đó, đến nay Hợp tác xã đã liên kết với 37 hộ dân trồng dược liệu trên diện tích 11ha.

Trong những năm gần đây, huyện Tu Mơ Rông còn chủ động đón đầu xu thế chuyển đổi số. Huyện triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào Xơ Đăng tiếp cận công nghệ như: Bán nông sản qua sàn thương mại điện tử, sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, livestream giới thiệu sản phẩm dược liệu và giới thiệu du lịch. Huyện còn phối hợp tổ chức tập huấn kỹ năng số với các chuyên gia, TikTokker, đồng thời đầu tư lắp đặt wifi miễn phí tại các điểm cộng đồng, nhà rông để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, hòa nhập với xu thế phát triển mới.

Khởi sắc và đầy hy vọng

20 năm sau ngày thành lập, huyện Tu Mơ Rông hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, khởi sắc và đầy hy vọng. 100% đường giao thông đến các xã, thôn, làng được thảm nhựa và bê tông hóa. 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 chỉ 18 triệu đồng thì nay đã tăng lên 47 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo, cận nghèo năm 2005 chiếm trên 70%, đến nay giảm còn dưới 30%.

Điều đáng mừng nhất là tư duy của đồng bào Xơ Đăng đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng văn minh, hiệu quả, giá trị. Đó là từ tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, phát rừng làm nương rẫy, nay đã biết trân trọng, bảo vệ và phục hồi những cánh rừng để phát triển kinh tế xanh, trở thành vùng đệm quý giá cho việc trồng dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh.

Anh A Môn, làng Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông trở thành hộ khá nhờ trồng cây sâm Ngọc Linh
Anh A Môn, làng Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông trở thành hộ khá nhờ trồng cây sâm Ngọc Linh

Từ những thay đổi đó, huyện Tu Mơ Rông đã vươn lên trở thành một trong ba vùng trọng điểm trồng dược liệu của tỉnh Kon Tum, với hơn 4.000ha, trong đó có hơn 3.000ha sâm Ngọc Linh. Cây sâm Ngọc Linh đã giúp cho hàng ngàn hộ đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo và nhiều hộ đã trở thành tỷ phú.

Anh A Môn, làng Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Gia đình trồng sâm Ngọc Linh từ năm 2014 với khoảng 50 cây, đến nay đã phát triển lên hơn 6.000 cây từ 7 đến 10 năm tuổi. Nhờ cây sâm Ngọc Linh mà gia đình đã có được cuộc sống ổn định và có tích lũy, xây dựng nhà khang trang, mua ô tô, chăm lo cho con học đại học.

Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, huyện Tu Mơ Rông còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Xơ Đăng. Các lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian và hoạt động văn hóa tại các làng được duy trì và phát triển, góp phần làm sống dậy nét đẹp văn hóa đặc trưng của cộng đồng địa phương. Đồng thời, huyện cũng đầu tư, hỗ trợ cho các làng đồng bào Xơ Đăng phát triển loại hình du lịch cộng đồng.

Làng du lịch cộng đồng Tu Thó, xã Tê Xăng trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của huyện Tu Mơ Rông
Làng du lịch cộng đồng Tu Thó, xã Tê Xăng trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của huyện Tu Mơ Rông

Từ một vùng đất chưa từng đón khách du lịch, nay huyện Tu Mơ Rông đã trở thành điểm đến hấp dẫn với khoảng 10.000 lượt khách mỗi năm. Các điểm du lịch cộng đồng như: Làng Tu Thó, Đăk Chum 1, Lê Văng; các vườn sâm Ngọc Linh, thác nước, rừng chè cổ thụ, rừng hoa đỗ quyên… đã và đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm và khám phá.

Ông A Muộn, Bí thư chi bộ làng Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông chia sẻ: Từng đối mặt với nguy cơ sạt lở, giờ đây, làng Tu Thó đã trở thành khu tái định cư kiểu mẫu, vừa được công nhận là làng du lịch cộng đồng. Bà con rất tự hào khi nơi đây tổ chức nhiều sự kiện lớn như hội thảo sâm Ngọc Linh, hội thi ẩm thực quốc tế. Chúng tôi biết ơn chính quyền các cấp đã giúp bà con có được nơi ở an toàn, khang trang và cơ hội vươn lên phát triển kinh tế.

Theo định hướng sắp xếp lại đơn vị hành chính của tỉnh Kon Tum, huyện Tu Mơ Rông sẽ từng bước chuyển đổi mô hình, tiến tới không còn cấp huyện, mà chỉ còn lại 4 xã. Đây là bước đi quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu địa giới hành chính, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và hướng tới phát triển bền vững. Với những thành tựu đã đạt được và những tiềm năng sẵn có sẽ là động lực để vùng đất Tu Mơ Rông vươn lên mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.