Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Nguyên: Khai thác tốt bản sắc văn hóa vùng để phát triển du lịch bền vững

Minh Nhật - 16:54, 04/09/2024

Mặc dù không có những danh thắng tầm cỡ thế giới như một số địa phương, nhưng thời gian qua tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển, khai thác các dòng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch về nguồn; du lịch cộng đồng và có nhiều khởi sắc.

Du khách đến Tân Cương được tìm hiểu về cây chè và văn hóa trà. Nguồn: HTX Tâm Trà Thái
Du khách đến Tân Cương được tìm hiểu về cây chè và văn hóa trà. (Nguồn: HTX Tâm Trà Thái)

Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Thái Nguyên đạt gần 2,6 triệu lượt, cao hơn so với cả năm 2023, doanh thu du lịch ước đạt hơn 1.600 tỷ đồng, cho thấy du lịch của tỉnh đã có những định hướng phù hợp.

Thu hút du khách bằng bản sắc

Nền tảng du lịch Booking.com đề xuất những điểm đến thú vị với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và văn hóa trà hấp dẫn, trong đó có Thái Nguyên (Việt Nam).

Ở Thái Nguyên, Lễ hội Chè Xuân bắt nguồn từ xóm Guộc - nơi được coi là đất tổ của cây chè Thái Nguyên. Lễ hội độc đáo này được chính Nhân dân xóm Guộc tổ chức hằng năm vào dịp đầu Xuân, với các hoạt động như thi pha trà mời khách, văn nghệ, tung còn, đánh đu, chọi gà, đấu võ, bình thơ… Sau này, Lễ hội văn hóa trà tại các vùng chè trong tỉnh đã trở thành hoạt động định kỳ không thể thiếu, là nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên.

Thời điểm trước dịch Covid-19, du khách nước ngoài thường xuyên đến tham quan các cơ sở chè tại Tân Cương. Nguồn: HTX Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên.
Thời điểm trước dịch Covid-19, du khách nước ngoài thường xuyên đến tham quan các cơ sở chè tại Tân Cương. (Nguồn: HTX Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên)

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên”, từ năm 2013 đến nay, tỉnh Thái Nguyên tổ chức thành công 3 kỳ Festival trà với quy mô quốc gia, quốc tế. Không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Festival Trà Thái Nguyên còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trà; đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của ngành Chè Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Với lợi thế vùng trà ngon nổi tiếng Thái Nguyên đã tổ chức khai thác theo hướng du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà trên địa bàn tỉnh và thu được kết quả khả quan, thời gian vừa qua du lịch phát triển đột biến, mang lại những trải nghiệm thú vị, ấn tượng, được khách du lịch đánh giá cao bởi sự mộc mạc, dân dã, đậm đà văn hóa dân tộc.

Làng văn hóa Tày Thái Hải: Top làng du lịch đẹp nhất thế giới
Làng văn hóa Tày Thái Hải: Top làng du lịch đẹp nhất thế giới

Ðiển hình là làng Thái Hải ở xã Thịnh Ðức, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 10km, trong nhiều năm qua đã kiên trì, nỗ lực bảo tồn hơn 30 căn nhà sàn truyền thống; giữ gìn văn hóa, phong tục, tập quán, trang phục, sinh hoạt, ẩm thực lâu đời của dân tộc Tày và tôn tạo, chỉnh trang cảnh quan, sinh thái để phát triển du lịch một cách bền vững, được Tổ chức Du lịch thế giới công nhận là 1 trong 32 làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2022.

Một số giảng viên đưa nhóm sinh viên nước ngoài đang học tập, nghiên cứu tại Khoa Quốc tế thuộc Ðại học Thái Nguyên trải nghiệm làng Thái Hải chia sẻ: "Vào đến khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc này, sinh viên từ nhiều nước vô cùng thích thú khi được hòa vào cuộc sống chậm của làng, bách bộ trên những tuyến đường xếp gạch nghiêng, dưới các hàng cây xanh mát, ngắm nhìn những ngôi nhà sàn truyền thống xinh xắn của dân tộc Tày; nếp sống mộc mạc, thuần khiết của người dân tộc Tày với trang phục truyền thống, thưởng lãm hát then, đàn tính thánh thót, tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức các món ăn từ núi rừng, làm cho các bạn cảm nhận văn hóa đặc sắc và sâu lắng của đồng bào".

Hoạt động thú vị trong làng nhà sàn Thái Hải Thái Nguyên
Hoạt động thú vị trong làng nhà sàn Thái Hải, Thái Nguyên

Vào dịp lễ, Tết, cuối tuần có khá đông khách, nhưng để gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, mỗi ngày, làng Thái Hải chỉ tiếp đón lượng khách nhất định.

Cùng với điểm du lịch cộng đồng làng Thái Hải là điểm du lịch cộng đồng Tân Cương, bao gồm Không gian văn hóa trà Tân Cương, Hợp tác xã chè Hảo Ðạt và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè lân cận.

Tại đây, du khách sẽ trải nghiệm vùng đất được mệnh danh là "Ðệ nhất danh trà" với đồ pha trà qua các thời kỳ, sự phát triển của nghề chè, công cụ chế biến, đóng gói chè, thưởng thức các loại trà ngon, thả bộ ngắm nhìn những nương chè đẹp, xanh mướt trên những đồi chè san sát như bát úp, cảm nhận cuộc sống người làm chè, sự bình yên, giàu có của vùng chè nổi tiếng.

Thương hiệu chè giúp tỉnh Thái Nguyên thu hút du khách. Nguồn: HTX Tâm Trà Thái
Thương hiệu chè giúp tỉnh Thái Nguyên thu hút du khách. (Nguồn: HTX Tâm Trà Thái)

Theo Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Ðạt Ðào Thanh Hảo, Hợp tác xã đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng không gian văn hóa trà Hảo Ðạt, bao gồm những căn nhà mang đậm phong cách của vùng trung du, nội thất phục vụ du khách thưởng trà, cải tạo những nương chè, không gian trải nghiệm thu hái, chế biến, đóng gói chè để phục vụ du khách. Qua đó, các giá trị của vùng chè được phát huy.

Dọc sườn đông dãy Tam Ðảo có khí hậu mát mẻ, trong lành, với sự hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên và huyện Ðại Từ, một số Hợp tác xã, cá nhân ở các xã Là Bằng, Hoàng Nông đầu tư điểm du lịch cộng đồng để khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên, vùng cây ăn quả, vùng chè, văn hóa bản địa.

Ðến nay toàn tỉnh có 11 điểm du lịch cộng đồng được tỉnh công nhận, trong đó có điểm đầu tư hàng trăm tỷ đồng, công suất sử dụng các cơ sở lưu trú gần như đạt 100% vào các dịp cuối tuần và nghỉ lễ dài ngày.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên Lê Ngọc Linh cho biết: "Nhận thức về du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà, văn hóa bản địa của các hợp tác xã, người dân có chuyển biến tích cực, bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, các chủ thể này tự tổ chức đi tham quan, học tập phương pháp, cách làm của các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng ở nhiều tỉnh bạn để nâng cao chất lượng phục vụ".

Thắng cảnh hồ núi Cốc Thái Nguyên
Thắng cảnh hồ núi Cốc Thái Nguyên

Với danh thắng hồ Núi Cốc và chuyện tình huyền thoại; gần 300 làng nghề, cảnh quan đẹp, hơn 200 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao; 550 di sản văn hóa phi vật thể; hơn 1.000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Ðịnh Hóa với 13 điểm di tích là nơi ở, làm việc của Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo tiền bối, Trung ương Ðảng, Chính phủ đóng làm trụ sở trong kháng chiến được tôn tạo, bảo tồn gần như nguyên trạng, là những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời là những sản phẩm du lịch có tính chất đặc thù để Thái Nguyên thu hút khách du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; sinh thái, nghỉ dưỡng; cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà.

Gần đây, tỉnh có hướng khai thác du lịch MICE, thể thao, khám phá hang động mạo hiểm.

Tăng cường đầu tư, quảng bá

Sau đại dịch Covid-19, tỉnh Thái Nguyên triển khai nhiều giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch. Tỉnh cũng đã ban hành đề án, chính sách hỗ trợ đầu tư 5tỷ đồng đối với mỗi điểm du lịch cộng đồng nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạo cảnh quan, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực, các điều kiện cần thiết.

Thái Nguyên hiện đã thu hút đầu tư xây dựng hai sân golf đẳng cấp quốc tế trên địa bàn tỉnh, trong đó sân gôn Tân Thái gắn với cảnh quan hồ Núi Cốc sẽ được đưa vào sử dụng trong năm tới; bước đầu hình thành Hợp tác xã Du lịch Tân Thái để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh gắn với du lịch nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc và sân golf ở bên cạnh nhằm thu hút du khách.

Ðẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km 31 vào ATK Ðịnh Hóa và thông sang di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang) nhằm liên thông điểm đến, tạo thuận lợi cho du khách đến với các di tích lịch sử, trải nghiệm văn hóa bản địa.

Tiến hành khảo sát hang động Mỏ Gà để có kế hoạch khai thác du lịch hang động này gắn với điểm du lịch cộng đồng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ngay từ sau đại dịch Covid-19, tỉnh đẩy mạnh toàn diện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Thái Nguyên để thu hút du khách trong và ngoài nước. Hằng năm tổ chức khai mạc mùa du lịch với nhiều hoạt động phong phú, có tính lan tỏa cao; mời các nhà báo về du lịch, đại diện các hãng lữ hành tham quan, trải nghiệm, khảo sát điểm đến để tuyên truyền, lập Tour, tuyến, kết nối du lịch Thái Nguyên; phối hợp với một số tạp chí uy tín về du lịch và Hãng hàng không Vietnam Airlines quảng bá du lịch Thái Nguyên trên các chuyến bay nhằm thu hút khách quốc tế trong những tháng cuối năm; tổ chức hàng loạt hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch ở các thị trường du lịch trong nước...

Cùng với tăng cường đầu tư điểm đến, thời gian qua du lịch Thái Nguyên thật sự khởi sắc, nhất là trong 8 tháng năm 2024 khi lượng khách đến tỉnh đạt gần 2,6 triệu lượt, cao hơn lượng khách cả năm 2023 và gần bằng năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, các hãng lữ hành, tỷ lệ khách quay trở lại Thái Nguyên trải nghiệm và dự kiến trở lại là khá cao, cho thấy sự hài lòng đối với chất lượng điểm đến, nhất là môi trường du lịch, chất lượng phục vụ.

Trước mắt, tỉnh và các nhà đầu tư phấn đấu đưa một số sân golf vào sử dụng từ năm 2025; tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch, chuyển đổi các loại đất khác sang đất phục vụ dịch vụ du lịch cộng đồng, triển khai đồng bộ các giải pháp về đầu tư phát triển cả 4 loại hình du lịch để đến năm 2030 tỷ trọng du lịch - dịch vụ - thương mại của tỉnh chiếm 40%, tăng 10% so với hiện nay trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Ngày 19/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai tại xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Pháo hoa thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh, chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Pháo hoa thắp sáng bầu trời TP. Hồ Chí Minh, chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Tào Đạt - 23:21, 19/04/2025
Tối 19/4, tại công viên bờ sông Sài Gòn, TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã diễn ra màn bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự lễ bàn giao nhà cho hộ nghèo ở thị xã Ninh Hòa

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự lễ bàn giao nhà cho hộ nghèo ở thị xã Ninh Hòa

Thời sự - T.Nhân-H.Trường - 22:23, 19/04/2025
Ngày 19/4, UBND thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà) tổ chức lễ bàn giao nhà ở theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và các ông: Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; bà Trần Thu Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh.
Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:18, 19/04/2025
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lấy ý kiến cử tri vào ngày 20/4 tới, toàn tỉnh sẽ có 56 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 49 xã, 6 phường và 1 đặc khu Lý Sơn), đạt tỷ lệ 32,35%.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Tin tức - Vũ Mừng - 18:47, 19/04/2025
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Như Văn - 18:27, 19/04/2025
Ngày 19/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu Đoàn công tác của Chủ tịch nước đến thăm, làm việc tại huyện biên giới Giang Thành và Trung đoàn Bộ binh 20, thuộc Sư đoàn 330 (Quân khu 9) đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt - Tư lệnh Quân khu 9; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 16:46, 19/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 16:42, 19/04/2025
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bùng - Vạn Ninh.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 16:35, 19/04/2025
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 16:31, 19/04/2025
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 16:28, 19/04/2025
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.