Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tọa đàm giới thiệu Văn hóa Trà Việt

Nguyệt Anh - 08:38, 29/08/2024

Tại TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra Tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch”. Đây là tọa đàm đầu tiên trong chuỗi các tọa đàm, workshop do Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cùng Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc phối hợp tổ chức trong năm 2024.


Các diễn giả trao đổi tại tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch”
Các diễn giả trao đổi tại Tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế và du lịch”

Tọa đàm nhằm tìm hiểu, bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa, kinh tế, du lịch của Trà Việt đến với công chúng. Sự kiện với sự tham gia của đại biểu đại diện các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu…

Trà đã từ lâu không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà còn là biểu tượng của văn hóa và truyền thống ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, trà có mặt trong đời sống hằng ngày và các nghi lễ quan trọng, từ những cuộc gặp gỡ bạn bè đến các dịp lễ hội.

Trà Việt được biết đến với sự đa dạng về chủng loại và hương vị, từ trà xanh nhẹ nhàng đến trà Shan tuyết đậm đà, tất cả đều phản ánh sự tinh tế và phong phú của văn hóa Việt Nam.

Trà không chỉ là sản phẩm của thiên nhiên mà còn là kết quả của nghệ thuật chế biến và thưởng thức đã được truyền qua nhiều thế hệ. Văn minh trà không chỉ phản ánh sự tinh tế trong nghệ thuật thưởng trà mà còn phản ánh các giá trị văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán của mỗi quốc gia.

 Pha trà mời khách là nét đẹp văn hóa Việt (Ảnh: HNV)
Pha trà mời khách là nét đẹp văn hóa Việt. (Ảnh: HNV)

Trà Việt, với hương vị độc đáo và phương pháp chế biến riêng biệt, là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của đất nước. Văn hóa thưởng trà tuy đã có nhiều thay đổi theo thời gian, nhưng, nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt vẫn mang những nét đẹp riêng và phản ánh được những phong tục, tính cách của người Việt. Việc uống trà không đơn giản là chỉ để giải khát, để giữ gìn sức khỏe mà uống trà còn để thể hiện nét văn hóa, một thú chơi tao nhã của những người đã nếm trải mọi sự và thấy trong chén trà vị đắng cay ngọt bùi đầy đủ của cuộc đời...

Việt Nam, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng, có tiềm năng lớn để phát triển ngành trà. Các vùng trà nổi tiếng như Thái Nguyên, Bảo Lộc và các khu vực miền núi phía Bắc không chỉ cung cấp trà chất lượng cao mà còn đóng góp vào sự đa dạng văn hóa của trà Việt.

Theo các chuyên gia trong ngành, việc kết hợp giữa truyền thống và đổi mới công nghệ là chìa khóa để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của trà Việt trên thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng này, cần có các chiến lược rõ ràng và đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường quốc tế.

Tại tọa đàm, các chuyên gia thảo luận 3 nội dung quan trọng về trà Việt gồm: Biên niên sử trà Việt – cái nôi phát tích trà của nhân loại; Nghệ thuật thưởng trà Việt; Bảo tồn và phát triển nâng tầm nền văn minh trà Việt hoà nhập toàn cầu.

 Trà shan tuyết cổ thụ ở Bản Bẹ, Tà Xùa, Sơn La (Ảnh: PV)
Trà shan tuyết cổ thụ ở Bản Bẹ, Tà Xùa, Sơn La. (Ảnh: PV)

Theo Hiệp hội, bảo tồn và lan tỏa về Văn hóa Trà Việt đến công chúng cả trong nước và quốc tế chính là cách mang lại những kiến thức, thông tin và giá trị, ứng dụng thực tiễn cho người nghe, đặc biệt là các khán giả trẻ, góp phần phát triển sản phẩm trà của Việt Nam ra thế giới. Đồng thời, cũng qua đó kích cầu du lịch và kinh tế với những chủ đề về điểm đến và ứng dụng của trà Việt. Theo đó, trong năm 2024, Hiệp hội sẽ tổ chức các buổi tọa đàm, workshop mang phong cách chuyên nghiệp, gần gũi và chia sẻ hữu ích của các diễn giả, chuyên gia, khách mời là chủ các doanh nghiệp xoay quanh câu chuyện về trà Việt, tạo ra các nơi gặp gỡ giao lưu, chia sẻ của diễn giả và khách mời là các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, chủ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa trà và sản phẩm trà cùng các bạn sinh viên trong ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn.

Cụ thể, sau Tọa đàm “Văn minh trà Việt trong phát triển kinh tế - du lịch” sẽ là Tọa đàm Lan tỏa Văn hóa trà Việt ra toàn cầu giới thiệu trà và Điểm đến Văn hóa du lịch (dự kiến trong tháng 9/2024); Trà Việt và công dụng của trà (dự kiến trong tháng 10/2024); Trà Việt và bánh Âu (dự kiến trong tháng 10/2024); Thưởng trà đạo (Nghi lễ ngày Tết, dự kiến tháng 11 - 12/2024). 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Pa khắc phục hậu quả thiên tai, chào đón du khách trở lại

Sa Pa khắc phục hậu quả thiên tai, chào đón du khách trở lại

UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã chính thức thông báo khôi phục hoạt động của các khu, điểm du lịch trên địa bàn thị xã. Theo đó, khu du lịch cáp treo Fansipan Legend đã khôi phục từ ngày 13/9. Các khu, điểm du lịch như Thác Bạc, Vườn đá Tả Phìn, Thung lũng xanh, Vườn hồng mộng mơ, Suối Vàng - thác Tình Yêu, Hàm Rồng, Cát Cát đã khôi phục từ ngày 14/9. Các điểm: Đồi Hoa hồng cổ, thung lũng Mường Hoa, Sín Chải tiếp tục theo dõi tình hình.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 1 giờ trước
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024

Dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
UBND huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) vừa có thông báo sẽ dừng tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

"Trong giờ phút kinh hoàng ấy, tôi hoàn toàn có thể rút ra ngoài để an toàn cho bản thân. Nhưng trong đầu chỉ nghĩ, nếu mình không cứu lấy tính mạng 3 bà cháu đang gặp nguy hiểm thì sẽ ân hận, day dứt cả đời. Có lẽ, ông trời đưa đẩy cho tôi còn sống là để tôi cứu 3 bà cháu đấy... "
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.
Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 2 giờ trước
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, huyện Phú Lương đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ các xóm, tổ dân phố (TDP) xây mới, sửa chữa nhà văn hóa (NVH) chưa đạt chuẩn, giúp bà con có nơi để sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao.
Ninh Thuận: Chức sắc đồng bào Chăm ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Ninh Thuận: Chức sắc đồng bào Chăm ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Sáng 16/9, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận, Cả sư Hán Đô, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn và Sư cả Châu Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni đến thăm và gửi tiền ủng hộ đồng bào các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.
Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 6 giờ trước
Đó là chia sẻ của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính, tại buổi khai giảng lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Krông Pắc, ngày 15/9.