Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường hoạt động tầm soát, tư vấn di chứng hậu Covid-19 cho người dân

Hồng Diễm-Như Tâm - 18:27, 21/02/2022

Sau khi dịch covid-19 dần được kiểm soát, việc tăng cường các hoạt động tầm soát, tư vấn di chứng hậu covid -19, giúp người bệnh an tâm cả về thể chất, lẫn tinh thần sau khi khỏi bệnh...là rất quan trọng. Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Mỗi ngày BV Đa khoa TP. Cần Thơ tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị hậu Covid-19
Mỗi ngày BV Đa khoa TP. Cần Thơ tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị hậu Covid-19

Đây là bệnh viện (BV) đầu tiên tại Cần Thơ, triển khai phòng khám tầm soát, tư vấn di chứng hậu Covid-19 ở người lớn. Hiện tại, Khoa Khám bệnh của BV quản lý gần 3.000 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó nhiều trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe sau khi khỏi bệnh, như: Mệt mỏi, chóng mặt, hụt hơi, khó thở, mất ăn mất ngủ, ảo giác, rối loạn nhịp tim, biến đổi sắc tố da, trí nhớ kém, đau cơ....

Từ thực trạng bệnh nhân, BV triển khai phòng khám hậu Covid-19, tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh trong vòng 1 - 2 tháng, vẫn còn các triệu chứng của Covid-19. Người bệnh được thăm khám tầm soát, điều trị những di chứng hậu Covid-19 bởi các chuyên gia về hô hấp, tim mạch, thần kinh, phục hồi chức năng… và có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều trị Covid-19.

 Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Kim Đài, Trưởng khoa Khám bệnh cho biết: theo các kết quả xét nghiệm liên quan đến các triệu chứng bệnh nhân đã gặp phải, thì vấn đề chính không phải hoàn toàn là do Covid-19, mà hầu hết là do các bệnh nền, nhất là do trong thời gian dài người bệnh không có điều kiện để tái khám, nên các bệnh nền nặng thêm. Ngoài ra, nguyên nhân còn do tâm lý lo sợ của người bệnh gây hoang mang, làm nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, nên người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở…

“Đối với những người mắc Covid-19 trên nền có bệnh lý mãn tính, bắt buộc phải điều trị lâu dài như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thần kinh..., thì đây là những người sau khi ra viện, họ phải đi khám định kỳ giống như bệnh thông thường khác. Còn đối với người không có bệnh nền, nhưng sau khi bị bệnh, do còn lo lắng cảm thấy nhịp tim nhanh, khó thở, biến đổi sắc tố da… cũng cần đi khám, nhờ bác sĩ tư vấn để an tâm hơn, khi quay lại cuộc sống bình thường”, Bác sĩ Kim Đài khuyến cáo.

Tại BV Đa khoa Trung ương TP. Cần Thơ, mỗi ngày cũng đang tiếp nhận khoảng 30 - 50 người đến khám và điều trị các triệu chứng hậu Covid-19; Tỷ lệ này đang ngày càng tăng lên. Các bệnh nhân đến khám hầu hết đều ở độ tuổi 30 trở lên, trong đó tỷ lệ người lớn tuổi kèm bệnh nền chiếm đa số.

Theo Bác sĩ Lê Thị Thúy Nhàn, làm việc tại Khoa Nội tổng hợp, chủ yếu những người đến khám hậu Covid-19, thường có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh, đau ngực, đau đầu, đau cơ, thay đổi giọng nói, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo lắng, ảnh hưởng đến trí nhớ, hay khả năng tập trung... Khi vào đến đây, chúng tôi sẽ thăm khám, và không loại trừ những bệnh nền thực thể của bệnh nhân. Nếu loại trừ được những bệnh thực thể, thì tùy triệu chứng của bệnh nhân, chúng tôi sẽ cho thuốc và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, cũng như nghỉ ngơi hợp lý”.

Các bác sĩ thường xuyên thăm khám với trường hợp bệnh nền nặng phải thở máy
Các bác sĩ thường xuyên thăm khám với trường hợp bệnh nền nặng phải thở máy

Bà Nguyễn Thị Lê, ở quận Ninh Kiều cho biết, do có sẵn nhiều bệnh nền trong người nên sau khi mắc Covid-19, bà thấy sức khỏe yếu hơn rất nhiều. Tối ngủ người lạnh, tay chân bủn rủn. Thời gian gần đây còn bị ho đờm, khó thở, nên được người nhà đưa vào bệnh viện khám tại phòng hậu Covid-19.

Bà Lê chia sẻ: “Trước kia, thì đi khám thường xuyên, lúc giãn cách chỉ có thể mua thuốc theo toa về uống thôi, rồi không may lại nhiễm Covid-19 nên cảm thấy sức khỏe yếu đi rất nhiều. Giờ dịch bệnh giảm bớt được đi khám lại nghe bác sĩ nói bà cũng an tâm hơn rồi”.

Để đáp ứng nhu cầu điều trị hậu Covid-19 cho người bệnh, các bác sĩ của BV Đa khoa Trung ương TP. Cần Thơ đã thường xuyên cập nhật kiến thức từ Bộ Y tế, từ các hội nghị, hội thảo về hệ hô hấp, để áp dụng lên giúp cho bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe, nhất là các kiến thức điều trị tâm lý để người bệnh giảm bớt lo âu sau khi nhiễm Covid-19, có tinh thần thoải mái.

Yếu tố tinh thần, không chỉ giúp người bệnh vượt qua Covid-19, mà còn rất cần thiết để người bệnh mau hồi phục sức khỏe. Do vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, đừng lo lắng nhiều, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng điều độ, thường xuyên vận động rèn luyện sức khỏe; Đồng thời, kết nối với người thân và những người xung quanh. Bệnh Covid-19 cũng giống như các bệnh lý khác, sau khi khỏi bệnh cần thêm thời gian mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Từ 1/6/2025 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy cho những trường hợp nào?

Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip. Đối với việc đi khám, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID), ứng dụng định danh điện tử (VneID) hoặc căn cước công dân có gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.