Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tác dụng và cách dùng cây sài đất

Như Ý - 10:22, 28/06/2021

Cây sài đất còn có tên gọi khác là xoài đất, sài đất, cúc nháp, húng trám... Trong Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miên, mụn nhọt, lở loét ngoài da. Thường dùng sài đất tươi, có thể dùng khô nhưng tác dụng không bằng tươi. Sau đây xin giới thiệu một số tác dụng và cách dùng cây sài đất.

Sài đất là thảo dược có thể chữa được rất nhiều bệnh
Sài đất là thảo dược có thể chữa được rất nhiều bệnh.

Trị mụn nhọt ngoài da: Sài đất 30g, thổ phục linh 12g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra kết hợp dùng sài đất giã nát xoa đắp, nấu nước tắm.

Trị ngứa do mụn: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, thiên liên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, nhân trần 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 15g, cam thảo 4g, thạch cao 6g, sa sâm 12g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần.

Ngứa da có mọc mụn trên da: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 6g, liên kiều 10g, nhân trần 12g, sa sâm 12g, tân quy 15g. Sắc uống ngày 1 thang lấy 300ml uống chia 2 lần. Bài thuốc này có thể trị ghẻ lở , ghẻ ruồi, ngứa, mọc mụn toàn thân. Nếu trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi uống lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.

Điều trị viêm da cơ địa: Chuẩn bị 16g cam thảo, 12g ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa. Thêm 30g sài đất đem đun sôi cùng 650ml nước tới khi cạn còn 250ml nước thì tắt bếp. Sử dụng nước cốt để uống hàng ngày thay nước lọc. Hoặc bạn có thể sử dụng 30g sài đất đun cùng 10g khúc khắc; thêm 20g bồ công anh, 15g kim ngân hoa. Đun hỗn hợp cho tới khi cạn còn khoảng 200ml nước là có thể sử dụng được.

Hạ sốt: Nguyên liệu gồm 50g húng tràm đem sao khô sau đó giã nát. Hòa thêm 350ml nước, uống trong ngày. Tận dụng phần bã đắp vào lòng bàn chân, cơ thể sẽ có thể hạ sốt.

Trị bệnh sốt xuất huyết: Lấy khoảng 30g sài đất, 20g kim ngân hoa, 20g củ sắn dây, 20g lá sao đen, 16g hoa hoè, 16g cam thảo đất. Sắc với 1 lít nước, còn khoảng 2 bát thì ngưng, lọc lấy nước uống mỗi ngày. Nên uống sau khi ăn đạt hiệu quả tốt.

Trị ho ra máu, ho gà, cao huyết áp: Dùng khoảng 15g đến 30g cây sài đất đã được phơi khô. Sắc chung với nước, lọc ra lấy nước uống mỗi ngày.Có thể uống thay trà, kiên trì sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.

Chữa khạc ra máu: Tử chu thảo, trắc bách diệp mỗi vị 15g; thêm 10g bách hợp, 30g sài đất. Đem tất cả sắc với nước, uống thành nhiều lần trong ngày.

Trị rôm sảy ở trẻ em: Dùng sài đất 50g nấu nước tắm, tắm lên vùng bị rôm, lấy bã sài đất xát nhẹ vào vùng có rôm sảy, phòng chạy sởi.

Trị rôm nổi thành đám: Sài đất 100g, giã nát, cho thêm chút muối ăn, cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi có rôm nổi thành đám mảng trong vòng 30 phút. Hoặc có thể dùng cây khô, ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm gan, vàng da: Kim ngân 20g, sài đất 20g, thổ phục linh 20g, cam thảo đất 12g. Các vị thuốc này sắc uống, sắc từ 300ml còn 100ml. Sắc 2 lần, thu lấy 200ml nước để uống, chia ra 2 lần, mỗi lần uống 100ml. Uống liền trong 1 tháng, nhiễm độc gan sẽ được giảm bớt.

Trị viêm bàng quang: Sài đất 30g, liên kiều 20g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thông sữa tiêu viêm: Sài đất 30g, bồ công anh 30g, huyền sâm 16g, xuyên khung 12g, sa tiền tử 16g, thông thảo 12g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 16g, chỉ thực 8g, tạo giác thích 6g, thanh bì 8g, sài hồ 8g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang, uống chia 2 lần. Bài thuốc này để chữa viêm tuyến vú, vú bị sưng đau do tắc tia sữa.

Giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.

Trị viêm nhiễm phần mềm: sài đất 20-30g, rửa sạch, giã nát đắp lên vùng cơ, da, phần mềm bị viêm tấy lan tỏa hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, viêm ở khớp xương, ở răng, ở vú, sưng bắp chuối, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt. Không dùng trong trường hợp viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa.

Chữa viêm chân răng: Sử dụng dược liệu dạng khô kết hợp 10g huyền sâm, 15g bán liên biên. Đem hỗn hợp đi sắc với nước, sử dụng làm nước uống trong ngày.

Thanh nhiệt: Dùng cây sài đất rửa sạch, ăn sống như rau với thịt hay cá. Mỗi ngày ăn từ 100-200g, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, thải trừ độc cho gan.

Thanh vị nhiệt thang: Sài đất 16g, thạch môn 12g, thục địa 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần. Bài thuốc này trị miệng hôi, miệng lưỡi nhiệt, chân răng sưng mủ, ăn nhiều chóng đói, đau bụng cả lúc no và lúc đói.

Sài đất tắm cho bé: Ngoài việc sử dụng cây thuốc để chữa rôm sảy cho bé, cũng có thể sử dụng để tắm cho trẻ cũng rất hiệu quả. Chuẩn bị phòng tắm cho trẻ sao cho kín gió, nhiệt độ mát met khoảng 27-28 độ C. Chuẩn bị chậu tắm và khăn lau cho trẻ sơ sinh và một tí lá sài đất. Lấy lá cây mang đi rửa sạch sau đó vò nhàu rồi đun sôi trong nước để tắm cho trẻ hằng ngày. Như vậy vừa hết rôm sảy vừa sạch do cho bé.

Lưu ý:

Sử dụng liều lượng vừa đủ, hợp lý và không nên lạm dụng.

Không nên dùng thuốc để qua đêm, vì như vậy tác dụng của thuốc cũng đã bị giảm.

Cần chú ý việc bảo quản thuốc, tránh để ẩm mốc, hư hỏng.

Nếu muốn đắp sài đất nhưng sợ da nhạy cảm, ta có thể thử đắp lên tay trước, nếu trong khoảng 24 giờ không có triệu chứng nào xuất hiện thì ta có thể dùng được./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những bài thuốc hay từ cây tu hú

Những bài thuốc hay từ cây tu hú

Cây tu hú hay còn gọi là găng tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng gai… Cây tu hú có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra, cây tu hú còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Sau đây là một số bài thuốc từ cây tu hú mời các bạn tham khảo.
Về Thanh Sơn – Thưởng thức ẩm thực đậm đà hương vị xứ Mường

Về Thanh Sơn – Thưởng thức ẩm thực đậm đà hương vị xứ Mường

Sắc màu 54 - Việt Hà - 18:23, 28/05/2025
Nằm ở phía Tây tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn là một điểm đến nổi bật của vùng trung du Bắc Bộ, nơi hội tụ vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng cùng với bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Với địa hình đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng và nền văn hóa lâu đời, Thanh Sơn mang đến cho du khách một hành trình khám phá trọn vẹn – vừa thư giãn giữa thiên nhiên, vừa đắm chìm trong hương vị của đất trời vùng cao.
Niềm hân hoan trên đỉnh Hải Vân Quan

Niềm hân hoan trên đỉnh Hải Vân Quan

Du lịch - Xuân Hòa - 17:02, 28/05/2025
Tôi đã nhiều lần xuôi Nam ngược Bắc trên tuyến Quốc lộ 1, đây là con đường xương sống của đất nước ta. Có một khúc quanh lượn mình giữa mây trời và biển cả - đó là đèo Hải Vân. Mỗi lần xe bắt đầu leo lên cung đường ngoằn ngoèo ấy, tim tôi lại rộn ràng. Và khi chạm tới đỉnh - nơi có Hải Vân Quan đứng sừng sững giữa trời cao, tôi không khỏi bồi hồi. Ở đó, người ta không chỉ “bốc được mây” như câu hát “Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi” trong bài hát "Tàu anh qua núi" của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa, mà còn có thể lắng nghe được hơi thở lịch sử, cảm được từng “hòn đá to, hòn đá nhỏ”, mang nặng vết tích của bao cuộc chiến.
Thực hiện các Chương trình MTQG sau sắp xếp đơn vị hành chính: Không để khoảng trống về tiến độ giải ngân

Thực hiện các Chương trình MTQG sau sắp xếp đơn vị hành chính: Không để khoảng trống về tiến độ giải ngân

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 16:50, 28/05/2025
Năm 2025 là năm cuối thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn từ năm 2021-2025. Trong 9 nhóm mục tiêu thì còn 3 nhóm mục tiêu chưa đạt và tỷ lệ giải ngân các Chương trình còn thấp, đặc biệt đến ngày 1/7 sẽ bỏ các đơn vị hành chính cấp huyện, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy làm thay đổi chủ thể thực hiện, cũng như đối tượng, địa bàn thụ hưởng chính sách. Để đảm bảo việc triển khai các Chương trình MTQG không bị gián đoạn, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương cũng đang tập trung chỉ đạo việc giải ngân các Chương trình nhằm hoàn thành 9/9 mục tiêu đã đề ra.
Đắk Lắk: Hiệu quả tín dụng chính sách gắn với công tác giảm nghèo bền vững và chuyển đổi số

Đắk Lắk: Hiệu quả tín dụng chính sách gắn với công tác giảm nghèo bền vững và chuyển đổi số

Kinh tế - Phương Linh - 16:47, 28/05/2025
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk trở thành “bà đỡ” cho hàng chục nghìn hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận vay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, góp phần hiện thực mục tiêu giảm nghèo bền vững và chuyển đổi số.
Phòng chống dịch Covid - 19: Chủ động phòng từ sớm, chặn từ xa

Phòng chống dịch Covid - 19: Chủ động phòng từ sớm, chặn từ xa

Sức khỏe - Phạm Tiến - 16:47, 28/05/2025
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn TP. Huế chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm Covid -19. Tuy nhiên trước diễn biễn phức tạp, số ca nhiễm Covid -19 ở các nước trong khu vực gia tăng. Trong nước, ở một số tỉnh, thành cũng đã ghi nhận ca nhiễm Covid -19, ngành Y tế TP. Huế thực hiện nhiều giải pháp để chủ động phòng dịch từ sớm, chặn dịch từ xa.
Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na

Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 27/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Trà huyện Tân Uyên lần thứ II năm 2025. Chùa Lô Sơn Nghệ An. Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 16:46, 28/05/2025
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025, với mục tiêu tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi tốt nghiệp (gồm có thêm việc làm mới hoặc tiếp tục làm công việc cũ nhưng nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập) tối thiểu đạt 85%.
Hướng tới trên 90% người cao tuổi được khám, tầm soát một số bệnh lý cơ bản về mắt

Hướng tới trên 90% người cao tuổi được khám, tầm soát một số bệnh lý cơ bản về mắt

Sức khỏe - Tào Đạt - 16:45, 28/05/2025
Tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội diễn ra tới đây, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam sẽ khởi động Chương trình nhân đạo Mắt sáng cho người cao tuổi. Mục tiêu hướng tới là trên 90% người cao tuổi được khám, tầm soát một số bệnh lý cơ bản về mắt, cấp phát thuốc, tặng quà cho cán bộ, hội viên. 100% người cao tuổi đã được khám, phát hiện đục thủy tinh thể được điều trị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 16:43, 28/05/2025
Ngày 28/5, tại Hà Nội, bà Nông Thị Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì họp Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Hungary

Thời sự - PV - 16:00, 28/05/2025
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Hungary Sulyok Tamás và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Hungary thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/5/2025.
Thủ tướng: Cùng nhau kiến tạo một Đông Nam Á là trung tâm sáng tạo tri thức và công nghệ mới

Thủ tướng: Cùng nhau kiến tạo một Đông Nam Á là trung tâm sáng tạo tri thức và công nghệ mới

Thời sự - PV - 14:35, 28/05/2025
Sáng 28/5, trong chương trình thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46 cùng các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và có bài phát biểu chính sách tại Đại học Kebaangsan – Đại học Quốc gia Malaysia (UKM), một trung tâm học thuật hàng đầu của Malaysia và châu Á (đứng thứ 138 thế giới, 28 châu Á).