Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công dụng của cây mơ lông

Như Ý - 10:53, 24/05/2021

Cây mơ lông hay còn gọi là mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông... có vị ngọt, hơi đắng. Lá mơ lông ngoài việc được sử dụng như một loại rau sống thơm ngon trong bữa ăn hàng ngày còn có nhiều công dụng rất tuyệt vời dành cho sức khỏe như kháng khuẩn, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, trị ho gà, tiêu chảy,… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về lá mơ lông qua bài viết dưới đây.

Dây mơ lông là thảo dược chữa bệnh dân gian phổ biến
Dây mơ lông là thảo dược chữa bệnh dân gian phổ biến

Trị bệnh gout: Nguyên liệu là lá và dây mơ. Lấy mơ cắt khúc ngắn đem phơi khô cùng với lá, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 30 – 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống.

Chữa bệnh ho gà: Dùng 150g lá mơ, 250g đẹt ác, 250g cỏ mần trầu, 250g cỏ mực, 250g rễ chanh, 50g gừng tươi, 100g vỏ quýt, 150g cam thảo dây, 250g rau má, đường kính. Mang tất cả các vị thuốc đem sắc cùng 6 lít nước. Nấu cạn còn 1 lít thêm đường vào sao cho hơi ngọt ngọt là được. Chia uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang.

Trị mụn, chữa bệnh ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, giã nát lấy nước cốt chấm trực tiếp lên các nốt ghẻ hoặc mụn.

Trị cảm lạnh: Lấy 25 cái lá mơ. Ăn sống kèm với cơm hoặc hấp chín ăn.

Trị viêm loét: Dùng 1 nắm lá mơ lông. Xay nhuyễn lá mơ với một chén nước bằng máy xay sinh tố. Lọc nước chia 3 lần uống.

Chữa co giật: Dùng 15 – 60g lá mơ tươi, vài hạt muối ăn. Say nhuyễn lá mơ cùng 1 bát nước ấm. Lọc nước cốt, thêm muối vào quấy đều cho tan. Uống hỗn hợp này trước khi ăn.

Trị kiết lị do amip: 30g lá mơ thái chỉ, trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.

Trị kiết lị giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.

Trị lị do đại tràng tích nhiệt: Lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần.

Công dụng của mơ lông – Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.

Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống hai lần trong ngày.

Trị đau dạ dày: Lấy 20 – 30g lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả chữa đau dạ dày rất tốt.

Trị đại tiện thất thường, tiêu chảy phân lổn nhổn: Lá mơ lông (30g) thái nhuyễn, trộn với một quả trứng gà, thêm vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín, đến khi thấy lá chuối dưới sém vào lá gói, lót thêm lá, lật trên xuống dưới như đúc chả trứng cho chín mà ăn (không dùng mỡ). Ăn ngày 2 lần, trong 3 ngày liền là khỏi.

Trị giun kim và giun đũa: Lá mơ lông giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra.

Trị giun kim: Lá mơ lông 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19 – 20 giờ, trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.

Trị trẻ nhỏ bị chứng cam tích: Dùng rễ mơ lông khô 15 – 20g, dạ dày heo 1 cái thái vụn. Nấu với 1 lít nước còn 2 chén, bỏ bã, lấy nước, chia 2 lần uống.

Trị chứng bí tiểu tiện: nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 – 3 lần.

Trị phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứt rứt): rễ hoặc dây mơ lông 30 – 50g, sắc xong pha vào ít rượu, uống lúc thuốc còn ấm.

Hoặc lấy cả lá và dây, cắt nhỏ, mỗi đoạn chừng 1 – 2cm, sao vàng. Mỗi lần dùng 50g, sắc với 200ml, còn 100ml, chia đều, uống 3 lần trong ngày, liên tục 10 – 15 ngày.

Lưu ý:

Sử dụng lá mơ sạch để làm thuốc. Dù ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống cũng nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khử khuẩn.

Dùng đúng liều lượng được khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc

Không dùng lá mơ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc từ cây thài lài trắng

Bài thuốc từ cây thài lài trắng

Thài lài trắng còn có tên gọi khác là trai thường, thài lài, rau trai, cỏ lài trắng, rau trai trắng; cỏ chân vịt... có vị ngọt, nhạt, tính hàn. Thài lài trắng có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thài lài trắng mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ứng dụng số trong phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Làm du lịch, dịch vụ không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao. Đặc biệt, đồng bào DTTS đã biết tận dụng thế mạnh từ mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Thanh niên DTTS ở Đắk Lắk khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa: Lan tỏa phong trào trong các buôn làng (Bài 2)

Những năm qua, phong trào khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa đến các buôn làng. Đặc biệt, nhiều thanh niên DTTS khai thác thế mạnh từ sản phẩm nông nghiệp, văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng của các dân tộc để khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc La Ha (Bài 13)

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, La Ha là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đời sống của đồng bào dân tộc La Ha đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cần được ưu tiên giải quyết để phát triển bền vững.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Chương trình MTQG 1719- Cú huých để du lịch cộng đồng cất cánh (Bài 2)

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) , các thôn, bản đã được đầu tư thiết chế văn hóa, khôi phục, thành lập các câu lạc bộ dân ca dân vũ, hỗ trợ chính sách cho các nghệ nhân để bảo tồn văn hóa phi vật thể…Qua đó, giúp đồng bào nhất là ở các bản du lịch cộng đồng thêm nguồn lực đẩy để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Bảo vệ tín ngưỡng đi liền xóa bỏ hủ tục (Bài 1)

LTS: Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đánh giá thực chất tồn tại, hạn chế (Bài 1)

LTS: Đề án Tổng thể và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 là dấu mốc lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Để có được dấu mốc đó, Đảng, Nhà nước đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chủ trương, không chỉ cho giai đoạn 2021 – 2030 mà còn định hướng dài hơi cho lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, với tầm nhìn đến năm 2045.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Thanh Hóa: Cần sớm hoàn thành nâng cấp, đầu tư chợ cửa khẩu Na Mèo

Media - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh Cửa khẩu Na Mèo, năm 2018, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sơn Vũ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo chợ cửa khẩu Na Mèo, từng bước phát triển chợ Na Mèo thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên đến nay, nhiều hạng mục của dự án chưa được chủ đầu tư thực hiện, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương buôn bán khu vực biên giới.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đầu tư hoàn thiện mạng lưới điện, thúc đẩy tiến trình về đích nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 7 giờ trước
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Người khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh DTTS ở vùng cao Tủa Chùa

Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Vùng đất giàu bản sắc văn hóa (Bài 1)

Gia Lai được biết đến là vùng đất đỏ ba zan có lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, có nhiều lễ hội tiểu biểu như: Lễ mừng nhà rông, mới, mừng lúa mới, mừng chiến thắng.., có ý nghĩa quan trọng, là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng dân tộc Ba Na, Gia Rai đang được duy trì thực hành thường xuyên trong đời sống của buôn làng.