Lợi dụng chính sách cho phép tận thu gỗ rừng bị gãy đổ sau bão số 12, xảy ra vào tháng 11 năm 2017, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) đã đốn hạ cả những cây không hề bị gãy, đổ. Điều đáng nói là, việc làm này đã bỏ qua các quy định của Nhà nước về những thủ tục cần thiết khi khai thác tận thu gỗ rừng.
Thời gian gần đây, người dân ở nhiều khu dân cư TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk rất bức xúc với tình trạng nhiều lò đốt than vô tư hoạt động trên địa bàn.
Ngày 26/3, bản tin VTV8 phát thông tin: Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam đưa vào ứng dụng phần mềm giám sát bảo vệ rừng, kết hợp ảnh vệ tinh viễn thám kết nối với máy tính bảng để truy cập diễn biến bất thường của rừng. Quảng Nam sẽ đầu tư 8 tỷ đồng để mua sắm thêm trang thiết bị, cấp máy tính bảng có kết nối Internet tốc độ cao đến từng nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại các xã miền núi.
hời gian qua, tỉnh Lai Châu đã thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) kịp thời, đúng đối tượng. Qua đó không những tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân mà còn nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng.
Sống trên địa bàn TP. Lào Cai (Lào Cai), song hàng chục năm nay, các hộ dân thôn Đất Đèn và thôn Tát 2, xã Cam Đường vẫn không được sử dụng nước sạch. Trong khi tại địa phương này đang tồn tại một công trình cấp nước sạch với số tiền đầu tư gần 2 tỷ đồng, nhưng không có một giọt nước nào.
Dù đã được công nhận là đơn vị hành chính cấp phường hơn 6 năm, nhưng đến nay, phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn (Bình Định) vẫn chưa có hệ thống cấp nước sạch. Hàng ngàn hộ dân địa phương rơi vào tình trạng “khát” nước sạch, nhất là vào mùa nắng nóng.
Tăng cường phòng chống, giảm thiểu tác hại của thiên tai là việc làm cấp bách ở nước ta hiện nay. Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, đang đề xuất sửa đổi quy định về truyền tin và mạng lưới thông tin phục vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai. Đây được xem là một trong những yếu tố tích cực để các cấp chính quyền và người dân chủ động hơn trong phòng chống thiên tai.
Thời gian qua, nhiều điểm ven biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã bị sạt lở nghiêm trọng, như ở khu vực Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, phạm vi sạt lở kéo dài hơn 10km, dọc theo bờ biển. Biển xâm thực sâu vào đất liền trung bình khoảng 100m, làm mất diện tích đất sản xuất của 97 hộ dân, với diện tích khoảng 100ha.
Dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” được triển khai thí điểm tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) hơn 1 năm qua nhờ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản. Bước đầu Dự án đã đem lại những hiệu quả trong việc bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân nơi đây.
Hiện đang là mùa đánh bắt hải sản nhưng hàng trăm con tàu của ngư dân xã Hải Thanh, Hải Bình, huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa đang phải nằm bờ hoặc “chết” trên đáy biển cạn.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai liên tiếp xảy ra sự cố về môi trường của các nhà máy luyện kim, sản xuất phân bón ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng, vật nuôi của người dân.
Nhờ những làng đồng bào DTTS có ý thức cao trong việc giữ rừng, nên nhiều cánh rừng ở Bình Định vẫn giữ được màu xanh vốn có của đại ngàn. Từ việc bảo vệ rừng, người dân cũng được thụ hưởng nhiều loại “lộc rừng” quý giá như: chò chai, dầu rái, mật ong, bông đót…, giúp họ nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, sáng ngày 13/03, tại Hà Nội, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo khu vực phía bắc với nội dung “Quản lý bảo vệ môi trường chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi - Thực trạng và giải pháp”.
Có thể nói, năm 2017 là một năm đầy gian khó đối với tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 7/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ký Quyết định số 711, đình chỉ hoạt động sản xuất nhà máy luyện kim màu tại km 14+500, đường Quốc lộ 4D, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) của Công ty CP Tứ Đỉnh.
Theo số liệu thống kê, tại Quảng Nam, rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Núi Thành từ hơn 500ha rừng trước năm 2.000, đến nay tổng diện tích rừng chỉ còn hơn 100ha.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ cảnh báo các loại hình thiên tai như giông lốc, vòi rồng và mưa đá trước 15 - 30 phút.
Bằng nguồn lực của mình, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển các ngành khoa học khí tượng, thủy văn để nâng cao khả năng dự báo, ứng phó hiệu quả với thiên tai. Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn được cộng đồng quốc tế, các quốc gia phát triển hỗ trợ nguồn lực, công nghệ trong lĩnh vực này.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có rất nhiều động thực vật quý hiếm. Để bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học, bên cạnh việc hợp đồng thêm nhiều nhân viên bảo vệ rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đang tích cực triển khai giao khoán rừng cho cộng đồng bảo vệ.
Những ngày này, nhiệt độ xuống thấp, nhiều nơi ở khu vực miền núi phía Bắc như vùng Cao Nguyên đá, tỉnh Hà Giang xuất hiện băng giá và sương dày, thậm chí nhiều lúc có tuyết rơi. Tình trạng này khiến cho vạn vật trở nên xác xơ; đặc biệt người dân rơi vào cảnh thiếu củi và nước uống.