Để ứng phó với tình trạng lũ ống, lũ quét khu vực miền núi những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tích cực áp dụng các công nghệ cảnh báo sớm. Mô hình này đã góp phần đáng kể giúp người dân chủ động trong phòng chống thiên tai.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, số ra ngày 11/6, các nhà khoa học dự báo, nếu tình trạng trái đất ấm lên vẫn tiếp diễn như xu hướng hiện nay, vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 4 độ C, từ đó làm sụt giảm 31,5% sản lượng rau xanh trung bình trên thế giới.
Tại tỉnh Điện Biên việc triển khai thực hiện Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) rừng là lời giải hay cho bài toán về giảm nghèo và bảo vệ, phát triển rừng.
Quản lý diện tích rừng tự nhiên lớn, thụ hưởng nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nước, nhưng ở một số địa phương của tỉnh Quảng Nam, việc giao khoán bảo vệ rừng (BVR) còn bất cập, lúng túng.
Trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương vùng nông thôn, miền núi gặp khó khăn khi thực hiện tiêu chí môi trường. Thiếu địa điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt ở các xã và các chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thiếu nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường còn thấp… là thực trạng chung của nhiều địa phương hiện nay.
Với lợi thế có bờ biển dài hơn 90km, nhiều bãi biển đẹp, tuy nhiên Đà Nẵng hiện đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm biển. Trong đó, vấn đề rác thải ngày càng báo động.
Những năm gần đây, nắm bắt được thời điểm tích nước và xả nước của Thủy điện Sơn La, bà con nhân dân tại các xã vùng thấp trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã tận dụng thời điểm nước rút để gieo trồng ngô, lúa.
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) vừa phối hợp với Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản lý rơm rạ bền vững: Các thực hành tốt và khuyến nghị cho hoạch định chính sách” nhằm giới thiệu khung hỗ trợ quá trình ra quyết định giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các giải pháp quản lý rơm rạ bền vững.
Theo quy hoạch hiện tại, để đảm bảo đủ năng lượng điện, đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải xây dựng thêm 25 nhà máy nhiệt điện than. Hệ lụy của kịch bản này là chúng ta phải huy động 60 tỷ đô la, phát thải ra môi trường 116 triệu tấn CO2 mỗi năm, có khoảng 7600 ca tử vong sớm.
Trong cuộc sống thường nhật, rác thải đang là vấn nạn làm ô nhiễm môi trường sống của nông thôn.
Như Thanh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có 33.000ha rừng, đất lâm nghiệp. Trong đó có 3.900ha rừng đặc dụng, 9.000ha rừng phòng hộ và trên 22.000ha rừng sản xuất. Đây là một trong những huyện được xác định, là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.
Được giao bảo vệ hơn 500ha rừng, người dân bản Ông Tú, xã Trọng Hóa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã không để mất một cây rừng nào suốt hàng chục năm nay. Bí quyết của họ là sự đoàn kết của người dân và nghiêm túc thực hiện bảo vệ rừng thông qua Hương ước.
Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Để công tác quản lý và phát triển nghề khai thác thủy sản trên địa bàn được tốt và ổn định, UBND tỉnh Bến Tre đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép thành lập lực lượng Kiểm ngư cấp tỉnh; trong đó có cơ chế cho sử dụng lao động hợp đồng, hỗ trợ đầu tư phương tiện và trang thiết bị phục vụ kiểm ngư.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Trong những năm qua tỉnh Điện Biên cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những diễn biến thời tiết cực đoan, như: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, rét đậm, rét hại... Trong đó, chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất là ngành Nông nghiệp địa phương.
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Điện Biên, hiện nay toàn tỉnh có gần 402.000 người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ khoảng 80%.
Cách đây vài năm, thôn Làng Pẳn 1, xã Quang Kim, huyện Bát Xát thường được người dân gọi vui là thôn “làng bẩn”.
Lai Châu là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả nhất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên cả nước. Nguồn tiền chi trả DVMTR được trao tận tay người dân, tuy nhiên nhiều hộ được chi trả với số tiền lớn nhưng gia đình vẫn nghèo đói do sử dụng đồng tiền không hợp lý.
Theo UBND huyện Khánh Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, từ đầu năm 2018 đến nay, trời không có mưa, thời tiết nắng hạn kéo dài. Trong khi đó, trên địa bàn huyện không có hồ chứa để tích trữ nước trong mùa khô.
Về huyện Gò Quao (Kiên Giang) hôm nay, tận mắt chứng kiến các tuyến đường đã được nhựa hóa, bê tông hóa, những cây cầu khỉ được thay bằng cầu bê tông kiên cố thuận tiện cho người dân đi lại hai mùa mưa nắng.