Chiều ngày 15/12, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong 48 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này và là Di sản Văn hóa phi vật thể thứ 14 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.
Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer vốn là thể loại kịch múa cung đình của người Khmer xưa, từng phát triển rực rỡ và chi phối đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng của họ. Mới đây, trong Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tháng 11-2021, các nghệ nhân Rô băm người Khmer đã có dịp biểu diễn và giao lưu với công chúng về loại hình nghệ thuật còn ít người biết đến này.
Khá nhiều các kiến giải, nhận định về thực trạng cũng như tìm cách kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) được ghi nhận tại Hội thảo "Bản sắc văn hóa các DTTS huyện Bắc Trà My - công tác bảo tồn và phát triển" vừa được tổ chức.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 2/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Trong thời kỳ hội nhập, múa rối là một trong những loại hình nghệ thuật dân tộc cần được đầu tư gìn giữ và quảng bá sâu rộng. Do đó, việc tìm ra bản sắc riêng cũng như phát triển đúng hướng để làm mới loại hình nghệ thuật lâu đời này là bài toán luôn khiến những người hoạt động trong nghệ thuật múa rối phải trăn trở.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 24/11 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, với mục tiêu đánh giá thực trạng, kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì, dự kiến sẽ diễn ra bằng hình thức trực tuyến vào ngày 24/11/2021. Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm nay có một ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Ngày 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Khai mạc Triển lãm ảnh “Các hoạt động của MTTQ Việt Nam và Quy hoạch các khu chức năng kêu gọi xúc tiến đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam”.
Từ ngày 19-21/11 tại Lào Cai sẽ diễn ra sự kiện Hương sắc Lào Cai do Sở VHTTDL Lào Cai tổ chức. Hiện, công tác chuẩn bị về vật chất, trang thiết bị và nhân lực đã sẵn sàng cho các hoạt động của Festival “Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai” diễn ra an toàn, đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19.
Đối với người Gia Rai ở xã Ia Krai (huyện Ia Grai), những bộ chiêng cổ được xem như vật quý trong nhà và là “của để dành” cho con cái. Dù được trả giá rất cao, có chiếc chiếc lên tới hàng trăm triệu đồng, nhưng người dân nhất quyết không bán.
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc (đợt 1) do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hải Phòng tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà hát Tháng Tám, TP Hải Phòng.
Nuôi ước mơ khởi nghiệp từ chính bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, Chu Thị Thảo, sinh năm 1991, dân tộc Nùng ở Cao Bằng đã quyết định đầu tư mở quán cà phê dân tộc tại Cao Bằng và Hà Nội, thu hút đông đảo lượng khách tới trải nghiệm.
“Gánh hát lưu diễn muôn phương”, một artbook song ngữ Việt – Anh được thực hiện bởi những người trẻ, nhằm lưu giữ nghệ thuật truyền thống.
Trong các di sản văn hóa truyền thống, kiến trúc nhà truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) cũng là một sản phẩm văn hóa có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Những năm gần đây, nhiều hộ dân, thôn, bản đã tích cực gìn giữ, bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống để gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, tạo thêm nguồn thu nhập, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch.
Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 4045/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngôn ngữ được ví như tấm thẻ “căn cước” của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó cũng chính là linh hồn, là niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc. Vì vậy, việc “chêm” ngôn ngữ khác khi giao tiếp một cách không cần thiết, tràn lan, mất kiểm soát là vấn đề cần phải lưu tâm và thay đổi. Đặc biệt là với những người nổi tiếng - những người có sức ảnh hưởng lớn trong giới trẻ.
Với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống nên nghệ thuật biểu diễn dân gian của các DTTS ở Lai Châu rất phong phú, đa dạng. Trong những năm gần đây, tỉnh Lai Châu đã làm tốt công tác bảo tồn các di sản văn hóa dân ca, dân vũ của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Sự bùng nổ của phim chiếu mạng cả trong nước lẫn xuyên biên giới, đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý nội dung. Đáng lo ngại là khi phim chiếu rạp chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), phim truyền hình chịu sự kiểm duyệt của các đài truyền hình, thì phim chiếu trên mạng gần như không chịu một sự kiểm soát nào.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 3809/BVHTTDL-DSVH gửi các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng chương trình phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo trong hoạt động bảo tàng.
Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đang phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nguyên Bình tổ chức thu thập tư liệu về di sản văn hoá trang phục của người Dao Đỏ tại xóm Lũng Rảo, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình.