Theo Kế hoạch của UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2024, sẽ diễn ra vào ngày 9, 10/3, tại bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, với các hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Sáng 1/3, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội Áo dài lần thứ 10 năm 2024.
Ngày 1/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với nhiếp ảnh gia Lê Bích tổ chức triển lãm Mẹ yêu con nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2024).
Ngày nay, trang phục dân tộc Việt Nam đã dần trở nên gần gũi với mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên mặc những bộ áo dài, áo giao lĩnh, áo nhật bình, áo tấc, đi dạo trên đường phố, hay chụp hình trong những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, người trẻ không chỉ tự hào khoác lên mình những bộ cổ phục của dân tộc, mà còn có niềm đam mê mạnh mẽ, dành hết tâm huyết để phục dựng lại những bộ trang phục đã có tuổi đời hàng trăm năm đó.
Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi.
Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch vừa ban hành Quyết định số 393/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 26 di sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường ở Đắk Lắk đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này.
Từ ngày 27/4 đến ngày 3/5/2024, tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch Bắc Kạn năm 2024. Đặc biệt, trong chương trình sẽ có màn trình diễn dân vũ múa bát với sự tham gia của 1.000 diễn viên người dân tộc Tày.
Ngày 29/2, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Phát động cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024, từ ngày 6 - 30/3, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp đôi tần suất các chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định công bố 2 Di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cầu mùa (Mí nhung hơi) của người Pà Thẻn, xã Tân Lập, huyện Bắc Quang; Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát páo dung của người Dao.
Những cánh chim Phí, Chơ-rao mặc sức sải cánh giữa đại ngàn; các buôn làng yên bình bên dòng Đa Nhim dịu dàng, tuôn chảy; những người con mộc mạc, chân chất sống với nhau hết nghĩa, hết tình, đau đáu lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống nhằm lưu truyền cho hậu thế... Đó là những gì chúng tôi cảm nhận được khi đến với đồng bào dân tộc Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Từ ngày 1 - 3/3, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc trên địa bàn huyện tại Sân vận động xã Cúc Phương, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.
Gầu Tào, trong tiếng Mông có nghĩa là hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân. Mục đích của Lễ hội Gầu Tào là để cúng thần núi, thần rừng, cảm ơn thần thánh, trời đất che chở, phù hộ cho con người. Đồng thời, biểu đạt khát vọng ấm no hạnh phúc và cầu nguyện cho năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh, thể hiện tấm lòng của con cháu nhớ về cội nguồn. Đồng thời đây cũng là dịp để đồng bào Mông gặp gỡ, giao lưu và vui chơi sau những ngày lao động vất vả.
Vừa qua, tại "Ngôi nhà chung" - Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tái hiện Lễ hội Lồng tồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên.
Quỳ Châu là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, với 80% là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái. Người Thái ở Quỳ Châu hiện nay còn lưu giữ được nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Đó là những cơ sở quan trọng để huyện đẩy mạnh phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Quang Anh -
18:49, 27/02/2024 Mỗi dịp xuân về (thường bắt đầu từ tháng 2 kéo dài đến hết tháng 3), dọc các tuyến đường Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Thanh Niên, Yên Phụ (Hà Nội) lại được nhuộm tím bởi hàng hoa ban đang nở rộ mang hương sắc của núi rừng Tây Bắc.
Ngày 27/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng hàng năm Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023, giải thưởng Tác giả trẻ 2023 và Tổng kết đợt 1 cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi.
Với người Thái ở Tây Bắc nói chung, chiêng, trống được coi là vật linh thiêng và được dùng trong các sự kiện của cộng đồng. Sau mùa lễ hội, trống, chiêng sẽ được già làng, trưởng bản và những người có uy tín nhất trong bản có trách nhiệm giữ gìn và trông coi trong suốt cả năm. Lễ hội Xòe chiêng của dân tộc Thái huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) năm nay diễn ra trong 2 ngày (24, 25 tháng 2) tại xã Bản Bo - khu du lịch cọn nước Nà Khương.
Sắc màu 54 -
Chí Tín - Vũ Mừng -
01:05, 27/02/2024 Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.
Ngày 26/2 (17 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) năm 2024 long trọng tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, cầu cho quốc thái dân an.