Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng người Giáy thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ sau đối với thế hệ đã khuất trong gia đình, dòng họ.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc người Hà Nhì sinh sống tập trung chủ yếu tại hơn 20 bản thuộc 4 xã vùng biên của huyện Mường Nhé với dân số khoảng hơn 5.500 người, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.
Đàn bà Mông quan niệm lấy chồng thì phải thương chồng hơn thương tấm thân mình, vì chồng mà sống. Thế nên người mẹ đi sau lưng ngựa đưa chồng say khướt trở về sau mỗi buổi chợ phiên.
Người La Chí có lịch sử sinh sống lâu đời ở Hà Giang. Do cư trú trên địa bàn có địa hình phức tạp, hầu hết là khu vực núi cao, độ dốc lớn, cách xa trung tâm nên hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của người La Chí. Họ giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Cũng từ phương thức canh tác ấy đã hình thành những phong tục, tập quán, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp trong đời sống văn hóa tinh thần của người La Chí với các nghi lễ mang tính đặc trưng độc đáo.
Sắc màu 54 -
Hiếu Anh -Hải Phong -
15:30, 25/07/2021 Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển có đăng tải bài viết “Đồng bào Thái lên tiếng về công trình “Nhà sàn úp ngược” dự kiến xây dựng tại Nghĩa Lộ”. Sau khi báo đăng chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin phản hồi, trong đó có nhiều bạn đọc mong muốn cần được minh bạch, làm rõ thông tin về vấn đề này.
Lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng quan trọng nhất đối với người Mạ, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) được tổ chức nhằm tạ ơn Yàng khi lúa đầy bồ sau mùa thu hoạch.
Miếng bánh bò trong tâm thức tôi chứa cả một bầu trời tuổi thơ, một miền ký ức mãi mãi không mờ phai trong tâm trí.
Trải qua thời gian, những nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào Tày ở Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên (Lào Cai) gìn giữ và truyền lại cho con cháu đời sau. Hạt nhân của hành trình lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy chính là gia đình…
Chợ phiên San Thàng (TP. Lai Châu) là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao, Giáy, Lự… Tới chợ, đồng bào không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để tâm tình, say cái men say của núi rừng Tây Bắc.
Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng ấm đượm vẻ đẹp trên cao nguyên Hà Giang. Đó là chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ Phong Lưu, mỗi năm tổ chức một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Phiên chợ độc đáo đã góp phần giúp đời sống người dân xứ đá trở nên sinh động, gìn giữ được nét văn hóa đặc sắc nơi đây.
Khô Già Già là lễ hội Cầu mùa lớn nhất của dân tộc Hà Nhì đen (huyện Bát Xát, Lào Cai). Lễ hội thể hiện đặc trưng văn hóa tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp, thần rừng, thần nước, thần đất, thần tình duyên nhằm cầu cho mùa màng bội thu, cây cối tươi tốt, chăn nuôi phát triển và con người khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các chàng trai cũng đến lễ hội để tìm ý trung nhân.
Dân tộc Tà Ôi cư trú chủ yếu ở miền núi các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị. Đồng bào còn có các tên gọi khác như Pa Cô, Tà Uốt, KanTua, Pa Hy.. Trang phục người Tà Ôi có sự giao thoa của nhiều yếu tố văn hóa, vẻ đẹp trang phục thể hiện qua việc tạo dáng, trang trí họa tiết trên đó, các hoa văn trang trí phản ánh sinh động môi trường sống, lòng yêu thiên nhiên, quê hương, con người…
Với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp văn học dân tộc thiểu số nói riêng, văn học nước nhà nói chung; tiếp nối nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng văn học Đông – Nam Á năm 2009, nhà văn Cao Duy Sơn đã có tên trong danh sách Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017.
Sắc màu 54 -
Hiếu Anh -Hải Phong -
18:56, 19/07/2021 Vào tháng 8/2020, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư BG Group (đơn vị thành viên của Tập đoàn APEC) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu đô thị thương mại du lịch Apec Golden Valley Mường Lò tại thị xã Nghĩa Lộ. Đáng chú ý, sau khi chủ đầu tư công bố những hình ảnh thiết kế của dự án, trong đó có công trình nhà sàn úp ngược, nhiều người dân tộc Thái đã bức xúc cho rằng, thiết kế này vi phạm vào điều cấm kỵ trong văn hóa của đồng bào
Trong kho tàng văn học Việt Nam đương đại, có nhiều tác phẩm viết về đề tài thương binh, liệt sĩ đã gây xúc động mạnh trong lòng độc giả. Những sáng tác về đề tài chiến tranh, người lính, mẹ Việt Nam Anh hùng được thể hiện qua nhiều vần thơ như một sự tri ân đối với sự hy sinh của các Anh hùng liệt sĩ…
Sắc màu 54 -
Tiêu Dao - Lê Ngọc -
16:17, 19/07/2021 Cô gái xinh đẹp Phạm Thị Y Hòa (24 tuổi, hướng dẫn viên của Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ cũng là người Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) hồ hởi kể về những đổi thay của làng mình: “Con gái dân tộc Hrê trong làng nổi tiếng vừa xinh đẹp vừa giỏi giang. Không chỉ biết dệt vải, mà giờ còn biết làm du lịch nữa”.
Cộng đồng dân tộc Ê Đê trước đây sống biệt lập ở những vùng núi cao, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và luôn phải đối phó với thiên tai, dịch bệnh, nên đồng bào có tục “Juê nuê” (nối dây) để duy trì nòi giống, sức lao động, bảo vệ buôn làng.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1230/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025.
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao đỏ gồm khăn, mũ, áo, quần, thắt lưng, xà cạp cuốn chân. Để bộ trang phục thêm phần rực rỡ và ấn tượng hơn các cô gái người Dao đỏ đã đính những quả bông len màu đỏ, to tròn được được đặt liền kề nhau, chạy dọc từ vai đến thắt lưng. Những quả bông len này đã tạo ra nét đặc trưng riêng trên trang phục người phụ nữ. Đây cũng là điểm nổi bật để phân biệt người Dao đỏ với các nhóm Dao khác trong cộng đồng người Dao.
Trong khi các dân tộc khác chuẩn bị bữa cơm đãi khách trong những ngày đặc biệt sẽ có nhiều món ăn khác nhau được đặt trong bát, đĩa các loại, nhưng với người Lô Lô ở xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc) thì món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và được đựng bằng lá cây vả.