Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Con trâu trong kiến trúc nhà rông của người Giẻ Triêng

Minh Ngọc - 22:29, 19/04/2022

Trên những rẻo cao mù sương, thấp thoáng giữa núi đồi là những ngôi nhà rông cao vút, biểu tượng níu giữ hồn làng của người Giẻ Triêng mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và triết lý nhân sinh liên quan đến con trâu.

Kiến trúc nhà rông của đồng bào Giẻ Triêng
Kiến trúc nhà rông của đồng bào Giẻ Triêng

Theo truyền thống của người Giẻ Triêng, khi tìm được một địa điểm để lập làng mới, việc đầu tiên của đồng bào Giẻ Triêng là phải tìm ra địa điểm để xây dựng ngôi nhà rông. Dân làng sẽ cùng nhau chung tay để xây dựng nhà rông - ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc và giải quyết những câu chuyện của cả buôn làng.

Với người Giẻ Triêng ở Kon Tum và cả ở Quảng Nam, mái nhà rông là nơi quan trọng nhất của buôn làng.

Nhà rông được dựng lên chủ yếu bằng những nguyên liệu từ rừng.
Nhà rông được dựng lên chủ yếu bằng những nguyên liệu từ rừng.


Cùng được làm từ vật liệu (gỗ, tranh, tre, mây…) có trong tự nhiên như nhà rông của các DTTS khác, nhưng nơi giữ hồn làng của người Giẻ Triêng lại mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến con trâu. Dù kích thước lớn - nhỏ khác nhau, nhưng nhà rông của người Giẻ Triêng đều mang dáng dấp con trâu nằm ngang. Trong đó, hai đầu mái cao của nhà rông có hình hai chiếc sừng trâu.

Trong nhà rông của người Giẻ Triêng, chiếc đầu trâu là linh vật quan trọng được treo ngay lối ra vào.
Trong nhà rông của người Giẻ Triêng, chiếc đầu trâu là linh vật quan trọng được treo ngay lối ra vào.

Bên cạnh đó, nhà rông của người Giẻ Triêng còn đáng chú ý bởi hệ thống cột, kèo được xử lý kết nối với nhau bằng các mộng gỗ và bằng những sợi mây rừng không chỉ bền chắc mà còn mang tính thẩm mỹ cao nhờ các nút thắt hình bông hoa, mạng nhện. Qua thời gian và những thay đổi của đời sống, người Giẻ Triêng trên rẻo cao này vẫn giữ được nét đẹp  truyền thống của nhà rông.

Một điều đặc biệt với cộng đồng người Giẻ Triêng, đó là tất cả các thành viên đều chung sức để xây dựng “ngôi nhà chung” của dân làng, sau đó mới dựng ngôi nhà của chủ làng, đến các gia đình có vị trí ở trong làng, sau đó là đến những người neo đơn, đàn bà góa bụa không có điều kiện để tự làm nhà… Đến khi tất cả các ngôi nhà đã được hoàn thành, đồng bào Giẻ Triêng mới tiến hành làm lễ mừng nhà rông mới.

Hoa văn trang trí bên trong nhà rông.
Hoa văn trang trí bên trong nhà rông.

Trong lễ hội của người Giẻ Triêng, cây nêu giống như một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, mà ở đó hội tụ đầy đủ các yếu tố từ hội họa, điêu khắc và nghề thủ công truyền thống...được dựng trước nhà rông. Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho một vụ mùa bội thu, những bông lúa, những quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng lên trời cao tượng trưng cho con đường đến với Yang (trời), chuyển những lời cúng của người chủ lễ, lời cúng của già làng, chuyển lời cầu xin của bà con lên đến thần linh với mong muốn có một cuộc sống no đủ, vui vẻ và hạnh phúc, không có chiến tranh hay dịch bệnh xảy ra, làm ăn mùa sau luôn luôn được nhiều thóc lúa hơn mùa trước; trâu, bò, gà, heo luôn nằm chật gầm sàn.

Già làng A Níc (làng Ping Lang, xã Đăk Blô) bộc bạch, theo truyền thống, mừng nhà rông mới, người Giẻ Triêng bắt buộc phải thực hiện nghi thức đâm trâu. Nhưng hiện nay, để loại bỏ dần những hủ tục và tiết kiệm cho dân làng theo sự vận động của chính quyền địa phương, lễ hội đâm trâu đã được bãi bỏ, và chỉ còn làm phần tượng trưng theo đúng phong tục mà thôi.

Nghi thức đâm trâu tượng trưng của đồng bào Giẻ Triêng (ảnh: TL).
Nghi thức đâm trâu tượng trưng của đồng bào Giẻ Triêng (ảnh: TL).

Sau khi kết thúc thủ tục đâm trâu tượng trưng, mọi người cùng thưởng thức rượu cần, ăn cơm lam cuốn lá rừng. Rồi họ cùng nhau nhảy múa, hát vang những bài ca truyền thống mừng ngôi nhà mới của mình. Những phụ nữ cùng nhau múa những điệu múa mộc mạc đơn giản nhưng vô cùng sinh động. Khi toàn thể cộng đồng đã tiến vào nhà rông, cùng đánh cồng chiêng, cùng múa điệu bông rốk, cùng uống rượu thiêng... để mừng làng mới, mừng nhà mới, và mừng một vụ mùa bội thu sắp tới.

Những điệu múa mừng nhà mới của đồng bào Giẻ Triêng (ảnh: TL).
Những điệu múa mừng nhà mới của đồng bào Giẻ Triêng (ảnh: TL).

Già làng A Níc (làng Ping Lang, xã Đăk Blô) tự hào: “Trong ngôi nhà rông cổ truyền của người Giẻ Triêng, cột được làm bằng những cây gỗ tốt, mái tranh, trang trí nhiều hoa văn, trên nóc nhà hai bên có sừng trâu to biểu tượng của sức mạnh... Nhưng dù làm bằng gỗ, lợp tranh, hay bằng bê tông cốt thép, lợp tôn để chống chọi mua gió, thời gian tốt hơn  thì đồng bào vẫn có nhà rông làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là nơi già làng, trưởng thôn cùng lũ làng bàn bạc chuyện đại sự, như: phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị địa phương... đó là điều đáng quý”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.