Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: Nỗi lo tái nghèo đối với người trồng rừng

Mỹ Dung - 3 giờ trước

Sau sức tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3, điều lo lắng nhất của chính quyền địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh là sinh kế của người trồng rừng. Bão số 3 đi qua để lại ảnh hưởng nghiêm trọng, phá vỡ quy hoạch quốc gia về rừng tại địa phương. Tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan là vấn đề không phải dễ dàng trong giai đoạn này.

Khoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng tỉnh Quảng Ninh bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồi
Khoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng tỉnh Quảng Ninh bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồi

Nỗi lo tái nghèo

Đã gần hai tháng sau cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thể thống kê hết thiệt hại diện tích và mức độ thiệt hại của rừng, nhưng bước đầu xác nhận khoảng 1/3 trong tổng số hơn 340.000ha đất có rừng bị tàn phá, trong đó có không ít những cánh rừng thiệt hại hoàn toàn, không thể phục hồi. Rừng bị hủy hoại kéo theo sinh kế, cơ nghiệp của hàng chục nghìn hộ trồng rừng ở vùng DTTS ở Quảng Ninh.

Đứng trước cánh rừng keo gần 30ha gãy nát, ông Trịnh Hồng Quyết, xã Tân Dân (Hạ Long) xót xa đến thẫn thờ. Hơn 70% diện tích rừng keo của gia đình ông Quyết sắp đến kỳ khai thác chỉ còn lại những thân cây gãy gập đang dần khô héo. Cố gắng dựng lại những cây bạch đàn mới trồng ven suối, người đàn ông hơn 60 tuổi đau đáu suy nghĩ: "Mất hết rồi, chỉ có nợ ngân hàng là ở lại"...

Ông Trịnh Hồng Quyết xót xa trước những cánh rừng bị đổ gãy hàng loạt sau bão số 3
Ông Trịnh Hồng Quyết xót xa trước những cánh rừng bị đổ gãy hàng loạt sau bão số 3

Bà Trần Thị Vũ, 81 tuổi, người Sán Dìu, xã Đông Hải (Tiên Yên) ngậm ngùi: "Rừng nhà tôi được 3 đến 4 năm bây giờ gãy hết rồi. Giờ chỉ làm củi nên tôi cũng chẳng lên vác được, gãy như người chém. Tái nghèo phải chịu, thiên nhiên mà!”.

Hơn 18.000ha rừng bị thiệt hại trên địa bàn huyện Ba Chẽ cũng là nguồn thu nhập chính của hơn 96% dân số cả huyện. Ông Khiếu Anh Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: Trên 18.000ha thì chắc chắn phải trong vòng 2 năm, thì may ra mới trồng lại được. Hiện nay có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, số lượng cây giống chỉ khoảng trên 2 triệu cây, chỉ đảm đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500ha. 

"Đây cũng là một khó khăn cho huyện nên chúng tôi đang báo cáo với tỉnh để phát triển thêm các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn; cũng như là ngoài địa bàn huyện, cố gắng đủ khả năng cung cấp cây giống cho bà con trồng trong 2 năm tới", Phó Chủ tịch huyện Khiếu Anh Tú bộc bạch.

Hiện nay huyện Ba Chẽ có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, chỉ đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500ha
Hiện nay huyện Ba Chẽ có khoảng trên 30 cơ sở sản xuất giống, chỉ đủ khả năng cung cấp giống cho khoảng 500ha

Bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành nông nghiệp Quảng Ninh với tổng thiệt hại lên tới 25.000 tỷ đồng, bằng một nửa ngân sách của tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Địa phương đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão bằng những chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng.

Bài toán tạo sinh khí mới cho rừng

Cục Lâm nghiệp Việt Nam xác định 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc có thiệt hại về rừng sau siêu bão số 3, với khoảng 170.000 ha, trong đó 2/3 diện tích tại Quảng Ninh. Một số công ty lâm nghiệp gần như bị xóa trắng rừng trồng, rừng tự nhiên cũng ảnh hưởng nghiêm trọng; tỷ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh giảm hơn 10%, quay về thời điểm những năm 1990 và cần khoảng 10 năm nữa địa phương mới có thể có nguồn cung gỗ và lâm sản như trước bão.

Ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết, diện tích rừng cần trồng mới có thể bằng cả nhiệm kỳ cộng lại. Do đó, tỉnh đã có những chỉ đạo, giải pháp đồng bộ để giúp người trồng rừng khôi phục sản xuất, đặc biệt là, trong những lĩnh vực liên quan đến vốn đầu tư; cũng như tiêu thụ những sản phẩm từ rừng hiện nay.

Người trồng rừng đang cố gắng tận thu rừng, giảm bớt thiệt hại do bão số 3
Người trồng rừng đang cố gắng tận thu rừng, giảm bớt thiệt hại do bão số 3

Nêu ý kiến về việc tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan, GS.TS Trần Thị Thu Hà - Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và phát triển bền vững, Trưởng khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho rằng, trước tiên địa phương cần nhanh chóng đánh giá, thống kê được số liệu và mức độ thiệt hại của rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng phòng hộ để có biện pháp ứng xử khoa học ngay từ bây giờ. Lâm nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt, khả năng phục hồi chậm nhưng có ý nghĩa an sinh lớn nên cần tham khảo một số mô hình tiên tiến trên thế giới để tái thiết trồng rừng.

Từ thực tế cho thấy, nhận diện được những khó khăn, thách thức trong hồi phục kinh tế sau thảm họa thiên nhiên chỉ là bước đầu tiên, nhưng bước tiếp theo cũng vô cùng quan trọng là có những chính sách, cơ chế và sự hỗ trợ trực tiếp, hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
FAdo IExport xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt

FAdo IExport xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt

Thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); mặt hàng dừa tươi Việt Nam cũng vừa được Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch. Công ty CP vận tải - thương mại đường sắt (Ratraco) và Công ty cổ phần FAdo IExport (FADO) vừa tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt tại ga liên vận quốc tế Sóng Thần thuộc địa phận thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Ngày 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
FAdo IExport xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt

FAdo IExport xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt

Tin tức - Duy Chí - 1 phút trước
Thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); mặt hàng dừa tươi Việt Nam cũng vừa được Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch. Công ty CP vận tải - thương mại đường sắt (Ratraco) và Công ty cổ phần FAdo IExport (FADO) vừa tổ chức xuất khẩu lô hàng dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc bằng đường sắt tại ga liên vận quốc tế Sóng Thần thuộc địa phận thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Người có uy tín góp sức vì đồng bào ảnh hưởng thiên tai

Người có uy tín góp sức vì đồng bào ảnh hưởng thiên tai

Người có uy tín - Minh Thu - 12 phút trước
Cơn bão số 3 hồi đầu tháng 9 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đối với nhiều địa phương miền Bắc, nhất là các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân, nhiều Người có uy tín đã và đang chung tay, góp sức hỗ trợ đồng bào tái thiết cuộc sống.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực xã hội hóa giáo dục

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long: Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực xã hội hóa giáo dục

Giáo dục - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học...
Đồng bào các DTTS đã chung sức, đồng lòng, thực hiện công cuộc đổi mới, bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước

Đồng bào các DTTS đã chung sức, đồng lòng, thực hiện công cuộc đổi mới, bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 25/10, tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Kon Tum: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 3 người bị thương nặng

Kon Tum: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 3 người bị thương nặng

Pháp luật - Phạm Nguyên - 1 giờ trước
Khoảng 12h15, ngày 25/10, tại Km 81+480 tuyến Quốc lộ 14C, thuộc thôn 2, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ôtô khách và xe môtô. Vụ tai nạn làm 1 người chết và 3 người bị thương nặng.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Thăm và tặng quà cho hộ mới thoát nghèo, cận nghèo

Ban Dân tộc tỉnh An Giang: Thăm và tặng quà cho hộ mới thoát nghèo, cận nghèo

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh An Giang phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang và Đảng uỷ, UBND xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) vận động nhiều phần quà tặng các hộ khó khăn trên địa bàn.
Quảng Nam: 15 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc

Quảng Nam: 15 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Sau khi ăn sữa chua, 15 học sinh tiểu học ở Quảng Nam xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như đau bụng, nôn ói và được đưa đến bệnh viện.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Media - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Núi Ngỗng giảm nghèo nhờ các chương trình MTQG

Núi Ngỗng giảm nghèo nhờ các chương trình MTQG

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào Raglay có điều kiện làm ăn, vươn lên ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững và làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS
Quảng Ninh: Nỗi lo tái nghèo đối với người trồng rừng

Quảng Ninh: Nỗi lo tái nghèo đối với người trồng rừng

Kinh tế - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Sau sức tàn phá khốc liệt của cơn bão số 3, điều lo lắng nhất của chính quyền địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh là sinh kế của người trồng rừng. Bão số 3 đi qua để lại ảnh hưởng nghiêm trọng, phá vỡ quy hoạch quốc gia về rừng tại địa phương. Tái thiết rừng trồng như thế nào để vừa đảm bảo sinh kế cho người dân và vừa nâng cao sức chống chịu của rừng trước thiên tai cực đoan là vấn đề không phải dễ dàng trong giai đoạn này.