Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tựa vai đứng dậy sau lũ dữ

Mỹ Dung - 07:23, 17/10/2024

Từ nhiều đời nay, người dân xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vẫn sống yên ổn bên dòng sông Hà Thanh êm đềm. Thế mà, mới gần đây thôi, trận lũ lớn của hoàn lưu cơn bão số 3 đi qua..., đã biến miền quê xinh đẹp, yên bình ấy bỗng chốc trở lên hoang tàn. Trong bộn bề khó khăn, những người con Đông Hải đã tựa vai đứng dậy sau lũ dữ để kiến thiết lại cuộc sống.

Bà con thôn Hà Tràng Tây đang hỗ trợ anh Chíu Văn Dùng xây lại nhà trên nền cũ
Bà con thôn Hà Tràng Tây đang hỗ trợ anh Chíu Văn Dùng xây lại nhà trên nền cũ

Trở lại vùng tâm lũ thôn Hà Tràng Tây vẫn còn ngổn ngang "dấu tích" của lũ hằn trên tường nhà, cây cối và những công trình thủy lợi bị xói mòn. Ngay từ đầu thôn là một ngôi nhà đang được xây dựng, hỏi thăm được biết, đó là nhà của gia đình anh Chíu Văn Dùng (43 tuổi), dân tộc Dao. Đây là hộ bị ảnh hưởng nặng nề nhất thôn khi toàn bộ ngôi nhà đã bị cuốn phăng. Cũng may, nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ, vận động các mạnh thường quân giúp đỡ, người dân chung tay, góp sức, gia đình anh Dùng đã xây lại được ngôi nhà mới trên nền nhà cũ.

"Chúng tôi xây nhà nhưng hầu như cũng không phải thuê người ngoài đâu, anh em, hàng xóm đến giúp mỗi người một tay. Vừa tiết kiệm, mà tình cảm và cũng là trách nhiệm, tình làng, nghĩa xóm với nhau”, anh Dùng chia sẻ.

Nhớ lại những ngày cơn bão số 3 đổ bộ, chị Nông Thị Thắm, Trưởng thôn Hà Tràng Tây, cho hay, lúc đó nhận tin lũ sắp về, toàn bộ thôn mất điện, không sóng điện thoại... chị đã nhanh chóng phi xe máy đến từng nhà để thông báo cho bà con chủ động sơ tán người và tài sản.

“Nghe báo người người, nhà nhà đã nhanh chóng khẩn trương dọn dẹp đồ đạc. Nhà nào xong thì chạy sang giúp nhà hàng xóm, đàn ông, thanh niên trong thôn cũng đến các gia đình có người già, trẻ nhỏ để giúp di chuyển kịp thời”, chị Thắm kể lại.

Chị Thắm đem sổ sách, tài liệu, giấy tờ bị ướt do lụt ra phơi
Chị Thắm đem sổ sách, tài liệu, giấy tờ bị ướt do lũ lụt ra phơi

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Đông Hải, thiệt hại sau bão rất nghiêm trọng. Toàn xã có hơn 900ha đất lâm nghiệp, chủ yếu là cây keo từ 2 đến 5 năm tuổi, bị hư hại nặng nề. Bên cạnh đó, khoảng 400 hộ dân bị ngập lụt, mất mát tài sản, cây trồng, vật nuôi, với tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, có 6 căn nhà bị tốc mái gần như hoàn toàn, nhưng may mắn không có thiệt hại về người.

Ông Thằng Văn Thống, Bí thư, Trưởng thôn Nà Bấc cho biết: "Sau bão, cùng với thực hiện thống kê thiệt hại nông nghiệp, lâm nghiệp để kịp thời hỗ trợ người dân, chúng tôi cũng triển khai, vận động Nhân dân bỏ kinh phí ra để khôi phục vườn mẫu, mô hình trồng rau, hiện cũng ổn định sản xuất. Còn nhà cửa thì Nhân dân đang từng bước khắc phục”.

Thôn Nà Bấc là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề đợt lũ hoàn lưu sau bão số 3
Thôn Nà Bấc là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề đợt lũ hoàn lưu sau bão số 3

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải được biết, tỉnh Quảng Ninh đã công bố tình huống thiên tai khẩn cấp và giao cho Công ty thủy lợi miền Đông, đề xuất phương án thực hiện sớm nhất để bà con có nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân. Riêng chính quyền xã Đông Hải cũng đã có dự tính đưa giống cây mới để tái sản xuất nhanh nhất, tránh việc xuất hiện các hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

“Tới đây, Đông Hải sẽ hướng bà con trồng thêm sắn trên 1 phần diện tích đất rừng bị thiệt hại. Xã cũng đã làm việc với một doanh nghiệp, họ cam kết sẽ đứng ra thu mua cho bà con rồi. Vì sắn cũng ngắn ngày, một năm cũng khôi phục được sản xuất luôn. Các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã khoanh và gia hạn nợ tùy từng đối tượng và có cơ chế cho vay mới để bà con sớm ổn định, khôi phục kinh tế”, ông Hiệp chia sẻ.

Bà con cuốc đất, gieo trồng cho kịp mùa vụ
Bà con cuốc đất, gieo trồng cho kịp mùa vụ

Làng quê Đông Hải đã trở lại nhịp sống thường ngày, với những ngôi nhà mới được dựng lên từ sự chung tay của các cấp, các ngành và bà con lối xóm, với những luống rau xanh đã mọc lên trên thửa đất vừa bị lũ vùi dập, cuốn trôi...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 11 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường-Thanh Huyền - 18 phút trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 25 phút trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 26 phút trước
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 28 phút trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 29 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 32 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 33 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 34 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 35 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.