Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Mỹ Dung - 14:15, 11/10/2024

Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương (TP. Uông Bí).

Chính quyền và người dân đồng lòng, đồng tâm vượt qua bão lũ
Chính quyền và người dân phường Trưng Vương đồng lòng, đồng tâm vượt qua bão lũ

Đồng lòng, đồng tâm vượt qua bão lũ

Bão đổ bộ và hoàn lưu sau bão mưa to kéo dài đã làm mực nước dâng cao, tràn tuyến đê ở Điền Công. Còn nhớ, phát hiện kịp thời, chính quyền địa phương đã huy động hệ thống chính trị, các phương tiện, thiết bị, vật tư tại chỗ cùng với người dân tham gia ứng cứu đê. Ngay lập tức, chính quyền địa phương đã cử lực lượng đi tuần tra dọc tuyến đê để kịp thời kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở; thông báo cho những người già, trẻ em thu dọn tài sản nhẹ dễ di chuyển đến nơi cao, nơi an toàn để phòng vỡ đê có thể ứng cứu kịp thời.

Theo đó, người chạy mang cọc tre, nhà mang bao bì ra đựng buộc cát tham gia cùng ứng cứu song song nhiều biện pháp. Lực lượng Ban chỉ huy quân sự thành phố, Trung đoàn 244, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Bắc, các doanh nghiệp có máy móc thiết bị chung tay tham gia ứng cứu tuyến đê từ 3 giờ sáng đến 22 giờ ngày 8/9 đã đảm bảo an toàn cho tuyến đê Điền Công.

Ông Vũ Xuân Phiến, Bí thư khu trưởng khu Đền Công 1 nhớ lại khoảnh khắc ấy, vào khoảng 5 giờ sáng khi ra đê và phát hiện ra mực nước lên cao nguy cơ tràn đê, ông đã ra sức hô hào người dân.

“Từ già trẻ, gái trai chung tay giữ ngăn chặn tràn đê, huy động có gì mang ra đó. Nhà nào có phương tiện gì huy động hết. Cây chống mái của nhà cũng sẵn sàng đem ra để chống đập tràn. Dân làm nhiệt tình, rồi cán bộ phường cũng xắn tay và trực tiếp chỉ đạo luôn”, ông Phiến nói.

Mỗi người một tay đóng các bao bì cát kịp thời để đắp đê
Mỗi người một tay đóng các bao bì cát kịp thời để đắp đê

Phát hiện thêm tuyến đê ở miếu Cây thuộc khu Đền Công 3 sau khi lũ tràn qua có hiện tượng sạt, hở hàm ếch ở dưới chân đê, ngay sáng mùng 9/9, UBND phường Trưng Vương đã huy động tối đa các lực lượng, phương tiện và sự hỗ trợ của các phường lân cận để tham gia ứng cứu kịp thời và gia cố tuyến đê.

Chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch UBND phường Trưng Vương Nguyễn Hồng Quảng cho biết: Qua cơn bão số 3, chúng tôi đánh giá cao sự chung tay, đoàn kết của người dân để thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão. Tại tuyến đê hơn 20 nghìn bao cát do hơn 1 nghìn lượt người dân và các đơn vị cùng chung tay đắp lên. Ngay sau bão và hoàn lưu sau bão, chính quyền địa phương cũng vận động người dân vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhau dần ổn định cuộc sống.

Chủ tịch phường Nguyễn Hồng Quảng cho hay, từ ảnh hưởng thiệt hại nặng nề mà cơn bão và hoàn lưu bão gây ra cho chúng tôi thấy rõ hơn, tính cấp thiết đưa ra giải pháp thích hợp để có thể ứng phó với tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp như cơn bão số 3. Trước mắt là đảm bảo an toàn cho tuyến đê Điền Công.

Hơn 20 nghìn bao cát do hơn 1 nghìn lượt người là nhân dân và các đơn vị cùng chung tay đắp lên
Hơn 20 nghìn bao cát do hơn 1 nghìn lượt người là Nhân dân và các đơn vị cùng chung tay đắp lên

Cần sớm đầu tư, nâng cấp

Theo ông Quảng, tuyến đê Điền Công là đê cấp IV dài trên 11,47km, chức năng bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho hàng trăm hộ dân và đất canh tác nông nghiệp, đầm, ao nuôi trồng thuỷ sản của 3 khu là Đền Công 1, Đền Công 2 và Đền Công 3 ở phường Trưng Vương, TP. Uông Bí...

Tuy nhiên, tuyến đê này được đầu tư từ lâu, nay đã xuống cấp. Cùng với đó, tuyến đê có 7 cống thoát nước nhưng cũng xuống cấp, mỗi khi gặp triều cường dẫn đến rất khó tiêu, thoát nước.

Bà Nguyễn Thị Trúc, người dân sinh sống ở phường cho biết: “Tuyến đê Điền Công này có từ lâu lắm rồi ấy chứ. Bây giờ cũng có nhiều điểm bị xói lở rồi. Như đợt bão hồi tháng 6 và cơn bão số 3 vừa rồi chúng tôi lo lắng lắm, chỉ lo tràn đê, vỡ đê thì nguy hiểm vô cùng!”.

Điểm có hiện tượng sạt, hở hàm ếch dưới chân đê được phát hiện kịp thời
Điểm có hiện tượng sạt, hở hàm ếch dưới chân đê được phát hiện kịp thời

Tuyến đê đã được nâng cấp, sửa chữa từ năm 2004. Đến giai đoạn 2017-2019 mới được tu bổ thêm 2,1km. Còn lại hơn 9km chưa được quan tâm nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên, do thân đê đắp chủ yếu bằng đất pha cát, qua nhiều năm bị xói mòn, khiến cao trình đê bị thấp dần theo thời gian. Mặc dù, đã được nâng cấp nhưng do thiếu nguồn lực đầu tư nên tuyến đê này chỉ được sửa chữa nhỏ, chưa đồng bộ.

“Hiện nay, toàn tuyến đê Điền Công có một số đoạn đang bị xuống cấp. Rất mong tỉnh Quảng Ninh sớm quan tâm đầu tư gia cố tuyến đê còn lại, đảm bảo an toàn và ổn định cho người dân địa phương”, Chủ tịch UBND phường Trưng Vương chia sẻ thêm.

Người dân địa phương đã dần ổn định cuộc sống sau cơn bão số 3
Người dân địa phương đã dần ổn định cuộc sống sau cơn bão số 3

Ngoài tuyến đê Điền Công, cơn bão số 3, cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão cũng đã đe dọa đến tuyến đê Hồng Phong (TX. Đông Triều), đê Đồng Bái (TX. Quảng Yên)... gây sạt lở tại một số điểm và nguy cơ nước tràn qua đê.

Theo ông Đoàn Mạnh Phương, Chánh Văn phòng Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh, khả năng chống chịu của hệ thống đê ở Quảng Ninh với bão như cơn bão số 3 vừa qua là mất an toàn rất cao.

"Hệ thống đê điều phải được nâng cấp lên để kịp thời thích ứng với thiên tai. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh cho phép lập đề án rà soát đánh giá hiện trạng đê điều. Thông qua đề án đánh giá cụ thể từng tuyến đê để có những giải pháp thích hợp để ứng phó với tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp như bão số 3 vừa qua”, ông Phương nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã từng bước thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại; tổng hợp nhu cầu, hỗ trợ thiệt hại kịp thời người nuôi trồng thủy sản, xây dựng kế hoạch và giải pháp khôi phục. Vượt lên khó khăn, mất mát, những người nuôi trồng thủy sản (NTTS) nơi đây đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chiều 17/10, theo giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đến Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và dự Hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) Saysomphone Phomvihane.
Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 20:47, 17/10/2024
Từ ngày 15 - 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại trên khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2030, năm 2024.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Media - BDT - 20:00, 17/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:25, 17/10/2024
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, diễn ra chiều ngày 17/10, thì trong năm 2024, huyện triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Khởi nghiệp - Lê Hường - 18:22, 17/10/2024
Trong 2 ngày 16 và 17/10, 270 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Trung ương Đoàn có anh Nguyễn Xuân Hiếu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cùng nhiều đại biểu lãnh đạo đại diện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị của tỉnh.
Thanh Hóa: Làm rõ tình trạng cây bị chặt hạ tại rừng đặc dụng

Thanh Hóa: Làm rõ tình trạng cây bị chặt hạ tại rừng đặc dụng

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 18:10, 17/10/2024
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành xác minh vụ việc, 60 cây gỗ keo ở rừng đặc dụng thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) bị đốn hạ bất ngờ.
Về Chi Thiết nghe hát Sình ca

Về Chi Thiết nghe hát Sình ca

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Chinh phục “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” với công nghệ NFC. Tết ăn con dúi ở Kon Pne . Về Chi Thiết nghe hát Sình ca. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở xã Liên Minh

Triển khai xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở xã Liên Minh

Xã hội - Trọng Bảo - 18:07, 17/10/2024
Ngày 17/10, UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, tại thôn Nậm Than, xã Liên Minh.
Lào Cai: Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng bão số 3

Lào Cai: Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng bão số 3

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 17:58, 17/10/2024
Hội nghị Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng cơn bão số 3; định hướng các nội dung và đề xuất năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030 vừa được Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều ngày 17/10.
Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 17:32, 17/10/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, là một trong những chương trình, mục tiêu có ý nghĩa xã hội to lớn mà Đảng, Nhà nước ta tổ chức thực hiện. Nhìn từ thực tiễn các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua mỗi cách làm, Chương trình mang lại cơ hội cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu; nhiều địa phương có cơ hội phát huy sức mạnh nội lực, để vươn lên...
Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Phóng sự - Phạm Nguyên - 17:00, 17/10/2024
Sông Đăk Bla có chiều dài khoảng 157km, được xem là biểu tượng của vùng đất giàu bản sắc văn hóa Kon Tum. Nơi đây có những ngôi làng của đồng bào DTTS còn giữ nguyên được nét mộc mạc và những giá trị văn hóa đặc sắc. Nơi đây bên dòng Đăk Bla đang hình thành một khu đô thị sầm uất mang đậm dấu ấn của vùng đất này.
Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Trang địa phương - Mỹ Dung - 16:35, 17/10/2024
Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã từng bước thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại; tổng hợp nhu cầu, hỗ trợ thiệt hại kịp thời người nuôi trồng thủy sản, xây dựng kế hoạch và giải pháp khôi phục. Vượt lên khó khăn, mất mát, những người nuôi trồng thủy sản (NTTS) nơi đây đang nỗ lực khắc phục thiệt hại để tiếp tục tái sản xuất.