Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quà tặng của nhân gian

Tiêu Dao - 21:29, 08/01/2025

Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, độc đáo.

Lê Thanh Hà và tranh giấy dừa của mình.
Lê Thanh Hà và tranh giấy dừa của mình

Định hình một phong cách

Mày mò và sáng tạo, cần mẫn và kiên định, khao khát và đầy khám phá, người đàn ông đầu húi cua tóc đã lốm đốm bạc dường như đang định hình cho mình và đồng sự một dòng tranh mới, đánh dấu cho nghệ thuật và tạo nên sức sống cho một loại giấy, một loại tranh mới từ lá dừa. Anh tự nhận mình có một chút “điên” trong suy nghĩ, nhưng đó là cái điên của sự sáng tạo tìm tòi, cái khác người của sự tận dụng và khao khát cho một dòng giấy và tranh từ giấy dừa khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo. Lê Thanh Hà - người xứ Nghệ, tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Huế, thênh thang chốn tiêu dao nhiều nơi rồi trụ lại ở phố biển Đà Nẵng với kỹ nghệ làm giấy dừa độc bản này.

Chân chất và bộc tuệch, cởi mở mà lại mang nhiều trăn trở, cách nói chuyện phảng phất chút phong trần nghệ sĩ của người đàn ông 46 tuổi, nhưng đọng trong từng câu chuyện kể lắng dư vị sương gió đời người. Say sưa mày mò, anh Hà đã từng thử nghiệm dùng dừa nước, dâu, tràm, xơ sen để làm giấy nhưng hầu hết nguyên liệu không phổ biến, lại không có màu tự nhiên. Hà từng nghĩ tới việc làm giấy, làm tranh từ xơ dừa khi biết vỏ dừa có thể làm được nhiều thứ, đã từng thử qua rất nhiều kỹ thuật chế từ cách seo qua nước như giấy dó, giấy Nhật, giấy Thái Lan... nhưng rồi Hà định hình với cách đổ giấy của người Mông từ cây giang (một loại tre trúc phổ biến ở miền núi phía Bắc) sau một lần lang thang xứ núi tìm tòi khám phá. Mang kỹ thuật của người Mông từ cây giang chuyển sang cuống lá dừa, là nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào mà tự nhiên ban cho để làm tranh giấy dừa.

Tranh giấy dừa trở thành những tác phẩm nghệ thuật, được trưng bày tại Triển lãm Phật giáo thế giới
Tranh giấy dừa trở thành những tác phẩm nghệ thuật, được trưng bày tại Triển lãm Phật giáo thế giới

Kể thì nhanh, nhưng thực sự hành trình định hình cho loại giấy và tranh dừa ấy cũng ngót nghét chục năm. Qua bàn tay khéo léo của gã họa sĩ đầy chất phiêu này, phần được xem là bỏ đi của cây dừa đã được “tái sinh” thành cái đẹp, thành nghệ thuật mà người người phải trầm trồ xuýt xoa. Bây giờ, Giấy Quê Tôi là cơ sở làm tranh giấy dừa Đà Nẵng (đường Nguyễn Đăng Tuyển, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Để làm bức tranh nghệ thuật từ giấy dừa, phải trải qua 10 công đoạn từ vẽ họa tiết bằng tay, scan họa tiết vào máy tính, vẽ lại trên máy tính cho hoàn hảo rồi đưa vào máy cắt decan đưa lên khuôn lưới để tạo nét…

Nguyên liệu chính để làm tranh giấy dừa là những cuống dừa bỏ đi được chẻ nhỏ, chỉ giữ phần trắng của ruột tàu dừa. Sau đó, đổ nước vào ngâm ruột tàu dừa và đưa lên lò nấu với vôi từ đêm đến sáng. Nếu giấy làm từ chất liệu khác, công đoạn nấu bằng hóa chất chỉ mất 6 - 8 giờ thì nấu bằng vôi như giấy dừa mất từ 18 – 24 giờ. Việc ủ lên men nếu dùng hóa chất mất một ngày, nhưng giấy dừa khi ủ lên men tự nhiên mất tới 17 - 20 ngày mới đủ trắng để tạo tác, quá trình ủ thay nước thường xuyên. Đồng thời phải mở nắp chêm nước đến khi dừa mềm mới đưa ra xay sợi nhiều lần để thành bột. Người họa sĩ sau đó dùng khuôn nước tạo nét, khi xịt nước xuống các nét đó mờ đi, sau đó đậy lại rồi lại lấy nét tiếp nhiều lần cho đến khi họa tiết nổi lên rõ ràng, có khi hàng nghìn lần khắc xong bức tranh mới có thể đưa đi phơi nắng. Cứ thế, mỗi bức tranh giấy dừa qua hàng ngàn áp lực “khổ luyện” của lửa, nước, nắng với sự tài hoa của nghệ sĩ đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật.

Kỹ thuật tạo hoa văn đòi hỏi nghệ nhân phải thật khéo léo để tạo nên những lớp dày, mỏng theo ý muốn trên mặt giấy.
Kỹ thuật tạo hoa văn đòi hỏi nghệ nhân phải thật khéo léo để tạo nên những lớp dày, mỏng theo ý muốn trên mặt giấy

Một lời thưa cho tri kỷ nhân gian

Vài năm gần đây, tranh giấy dừa được yêu thích vì chất liệu tự nhiên. Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công, không dùng đến hóa chất, kể cả những hóa chất được phép sử dụng, để giữ nguyên vẹn màu sắc, tạo nên đặc trưng của giấy dừa. Và điều đặc biệt, dẫu cùng vẽ một hình ảnh, một họa tiết nhưng vẫn có cái hồn riêng biệt. Mọi công đoạn và tùy theo mức độ dễ hay khó của bức tranh, người nghệ sĩ có thể phải cần cả ngày hay nhiều ngày mới hoàn thiện được một sản phẩm tranh giấy dừa đẳng cấp, sang trọng và độc bản. Tranh giấy dừa có đặc điểm xuyên sáng rất tốt, nếu chiếu sáng dưới ánh mặt trời hoặc ánh đèn sẽ tạo nên một bức tranh nghệ thuật sống động, được nhiều người ưa thích. Có tranh đẹp đã khó, bài trí chúng như thế nào còn quan trọng gấp bội. Tất cả chỉ vừa đủ, không thừa một không gian trống, mà rất trật tự, bởi đó là đỉnh cao của nghệ thuật sắp đặt.

Nhiều người nước ngoài cũng tìm đến cơ sở Giấy Quê Tôi để tham quan, học kỹ thuật làm tranh giấy dừa.
Nhiều người nước ngoài cũng tìm đến cơ sở Giấy Quê Tôi để tham quan, học kỹ thuật làm tranh giấy dừa

Nhiều cổ tự trong nước chọn tranh giấy dừa để làm tăng sự tôn nghiêm và trang nhã cho không gian. Tranh giấy dừa cũng được tham dự nhiều triển lãm trong nước và quốc tế như Triển lãm Phật giáo thế giới ở chùa Tam Chúc, Bãi Đính (Ninh Bình) hay giao lưu văn hóa tại Bảo tàng Nhật Bản. Tranh giấy dừa được quận Sơn Trà chọn làm quà tặng đặc biệt của địa phương, là địa chỉ đáng lưu tâm trong cẩm nang du lịch Đà Nẵng. Người họa sĩ này cũng dự định đưa dự án xe giấy dừa di động trải nghiệm ra đường phố, muốn phát triển giấy dừa thành sản phẩm đặc thù của Đà Nẵng. Tranh giấy dừa của Hà tiêu thụ ở các thành phố lớn và một số khách quốc tế đặt hàng, giá một bức từ ba đến vài chục triệu đồng. Không chỉ bán trong nước, tranh giấy dừa của anh Hà đã xuất đi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhiều du khách nước ngoài cũng tìm tới đây, vừa để trải nghiệm, vừa để có thể tự tay mình làm một sản phẩm thủ công độc đáo bản địa.

Những cộng sự của anh Hà cũng có niềm đam mê với tranh giấy dừa
Những cộng sự của anh Hà cũng có niềm đam mê với tranh giấy dừa

Hà khoe một cách tuyền toàng với nụ cười sảng khoái, rằng từ cơ sở Giấy Quê Tôi – Giấy Dừa Đà Nẵng đã có nhiều thợ chính được tuyển chọn từ những người có khiếu thẩm mỹ, am hiểu về nghệ thuật hội họa. Từ đây, nhiều cộng sự và học trò đến từ những xứ dừa như Bến Tre, Phú Yên, Nghệ An cũng đã thành nghề, đã xây dựng thương hiệu riêng. Nhờ cách làm tranh độc đáo này, tranh giấy dừa đã tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của tự nhiên, vừa hạn chế rác thải ra môi trường, lại vừa có thể giúp người dân địa phương có thêm thu nhập. Bên ngoài dòng chảy phố phường hối hả bất tận, nhưng dường như thời gian ngừng lại trong chưng cất, tinh lọc vào quá trình sáng tạo nên bức tranh đẹp, có hồn, có thần. Trong nguyện ước của người họa sĩ này, anh chỉ mong những nghề thủ công như làm tranh giấy dừa này được nhiều người biết đến, yêu thích, được lan tỏa rộng rãi và người làm tranh có thể sống được với nghề. Và hơn thế nữa, mọi người yêu thích đều có thể được anh chia sẻ bí quyết để tranh giấy dừa có thể đến được với nhiều người hơn. Để ít ra, những tinh hoa của nghề được truyền lại, được phát huy và sáng tạo hơn nữa, được trở thành không chỉ một sản phẩm thủ công, mà còn là sản phẩm nghệ thuật sáng tạo tỏa sáng với thế giới.

Nguyên liệu của tranh giấy dừa là những tàu dừa bỏ đi.
Nguyên liệu của tranh giấy dừa là những tàu dừa bỏ đi

Người họa sĩ chân chất này vẫn còn một nguyện ước, đó là có thể tìm tòi sáng tạo cho mỗi địa phương một loại giấy phù hợp với chất liệu của địa phương đó. Ngoài chất liệu đặc biệt, giấy phải có hệ thống hoa văn đặc trưng để nhìn vào đó, người ta nhận ra ngay hồn cốt của mỗi địa phương. Bằng sự tinh tế và vốn văn hóa đa dạng, anh ấp ủ khát vọng tạo sự khác biệt ở hoa văn cho giấy mỗi miền. Mỗi họa tiết là một nét văn hóa đặc trưng riêng của từng vùng trên đất nước. Bao năm qua, Hà vẫn miệt mài tìm một con đường dấn thân, mở đường cho hành trình diệu kỳ của giấy Việt, từ chất liệu Việt như thế.

Phố biển một ngày vắng mưa Đông, Hà không ngẩng đầu lên khi tôi chào ra về mà anh vẫn cặm cụi mang từng bức tranh ra phơi nắng tự nhiên cho ấm lên những yêu thương đang lắng sâu trong từng mảng màu ấm. Với Hà, cái gì tự nhiên cũng đều đẹp và có giá trị riêng của nó như những tàu dừa đã rời lìa khỏi cây vẫn để lại cho người, cho đời những giá trị không thể đong đếm trên những bức tranh này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4.
Quảng Bình: Những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín cho sự phát triển vùng DTTS

Quảng Bình: Những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín cho sự phát triển vùng DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 19 phút trước
Không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm là cầu nối quan trọng gắn kết ý Đảng và lòng dân, dẫn dắt đồng bào DTTS vững tin đi theo Đảng, Nhà nước, mà đội ngũ những Người có uy tín ở Quảng Bình còn luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, vận động người dân trong thôn bản của mình làm ăn phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Những việc làm của Người có uy tín đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Bản lĩnh Việt Nam giữa biến động địa chính trị toàn cầu!

Bản lĩnh Việt Nam giữa biến động địa chính trị toàn cầu!

Sự kiện - Bình luận - Mạnh Hà - 1 giờ trước
Khi những cơn địa chấn địa chính trị rung chuyển toàn cầu; Các siêu cường tranh giành ảnh hưởng; Cuộc chiến thuế quang leo thang… Trật tự cũ rạn nứt. Luật chơi thay đổi từng ngày! Và đây cũng là thời điểm để bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam tỏa sáng!
Khoảng 2.700 đại biểu dự Đại lễ Vesak 2025

Khoảng 2.700 đại biểu dự Đại lễ Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sẽ có khoảng 2.700 đại biểu khách mời dự Đại lễ Vesak 2025 diễn ra từ 6 - 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 15/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, Lễ khởi động “Hành trình đỏ: Nghiên cứu, học tập của thanh niên”, Lễ khởi động cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc và Triển lãm ảnh 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giữ ổn định tuyển sinh đầu cấp trong tình hình mới: Đồng bộ từ chính sách đến cơ sở

Giữ ổn định tuyển sinh đầu cấp trong tình hình mới: Đồng bộ từ chính sách đến cơ sở

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong bối cảnh năm học 2025 - 2026 có nhiều biến động cả về quy định tuyển sinh và điều chỉnh địa giới hành chính, việc giữ ổn định công tác tuyển sinh đầu cấp đang là ưu tiên hàng đầu của các địa phương.
Kon Tum: Nhiều công trình thi công thiếu các biện pháp cảnh báo an toàn, tiềm ẩn rủi ro cho người dân

Kon Tum: Nhiều công trình thi công thiếu các biện pháp cảnh báo an toàn, tiềm ẩn rủi ro cho người dân

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Hiện nay, trên địa bàn Tp. Kon Tum (Kon Tum) đang triển khai nhiều dự án thi công đường giao thông và chỉnh trang hệ thống vỉa hè, cống thoát nước. Tuy nhiên, với cách làm thiếu trách nhiệm của các đơn vị thi công đã gây ra nhiều rủi ro cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc chính quyền thực hiện chưa đồng bộ, bất nhất trong việc xử lý cây xanh trên vỉa hè cũng gây ra nhiều dư luận không tốt trong Nhân dân.
Kiên Giang: Công bố Quyết định huyện An Minh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Kiên Giang: Công bố Quyết định huyện An Minh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Trang địa phương - Như Văn - 1 giờ trước
Ngày 15/4, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công nhận huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2023. Tham dự và trao quyết định có: Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cùng đại diện lãnh đạo các Sở, Ban ngành, lãnh đạo huyện An Minh và đông đảo người dân trong huyện.
Bình Dương tổ chức tết Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dận tộc Khmer

Bình Dương tổ chức tết Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dận tộc Khmer

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vừa kết hợp khai mạc nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao, Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP.Tân Uyên lần thứ II, năm 2025. Cùng lúc chùa Tông Kim Quang – Ngôi chùa Khmer duy nhất tại Bình Dương cũng diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa
Kon Tum: Sét đánh làm 7 người thương vong

Kon Tum: Sét đánh làm 7 người thương vong

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Theo thông tin từ UBND xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) chiều 14/4, trên địa bàn xã xảy ra mưa dông kèm theo sấm sét, khiến 7 người thương vong. Đây là trận mưa dông kèm sấm sét đầu tiên xảy ra trên địa bàn xã trong năm nay.