Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Tào Đạt - 16:55, 29/04/2025

Ngày 29/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã có buổi khảo sát và làm việc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện các bộ, ngành, UBND TP. Hồ Chí Minh về công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính khảo sát công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. (Ảnh: Đăng Huy)
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính (áo xanh) khảo sát công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. (Ảnh: Đăng Huy)

Tiếp đón Đoàn có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2025; cùng chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và các thành viên Thường trực Ủy ban Tổ chức Quốc gia.

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: Công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 hiện đã cơ bản hoàn thiện. Số lượng khách mời dự kiến tham dự Đại lễ là hơn 3.500 người, trong đó có hơn 1.250 đại biểu quốc tế, đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm công tác hậu cần; cũng như các chương trình văn hóa nghệ thuật, tài liệu hội thảo, hội nghị, công tác đi lại của khách mời được chu đáo nhất. Đặc biệt là khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh và đi lại của khách mời

Báo cáo với Đoàn công tác, đại diện các bộ, ngành cho hay, đang tích cực phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện những nội dung, kế hoạch mà Đại lễ đã đề ra, bảo đảm đúng tiến độ.

Theo ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành tập trung hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong công tác chuẩn bị cho Đại lễ. Theo đó, Thành phố đã thực hiện tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp cho khu vực Học viện Phật giáo Việt Nam; chỉ đạo Sở Y tế và Sở An toàn thực phẩm chuẩn bị hậu cần tốt nhất, phục vụ cho Đại lễ. Lực lượng Công an Thành phố sẽ bảo đảm tuyệt đối trong việc dẫn đường, an toàn giao thông cho Đại lễ. Thành phố cũng sẽ chủ trì, chỉ đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo việc đón tiếp và tiếp đãi khách quốc tế khi đến tham dự.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính. (Ảnh: Đăng Huy)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính. (Ảnh: Đăng Huy)

Ghi nhận nỗ lực của các đơn vị trong công tác chuẩn bị hậu cần cho Đại lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cũng lưu ý, các bộ, ngành và UBND TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục huy động tối đa lực lượng, tập trung phối hợp và hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ các hạng mục công trình, nội dung chương trình phục vụ cho Đại lễ. Bộ Dân tộc và Tôn giáo sẽ chủ trì, theo dõi đôn đốc các bộ, ngành liên quan hoàn thành ngay những chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến Đại lễ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh, UBND TP. Hồ Chí Minh với vai trò là địa phương đăng cai Đại lễ cần có phương án diễn tập, hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng Trung tâm báo chí và tổ chức tiệc chiêu đãi lãnh đạo cấp cao các nước tới tham dự.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra từ ngày 6 - 8/5, tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức. Sự kiện này là cơ hội để Việt Nam giới thiệu đến thế giới hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, con người thân thiện, đoàn kết và giàu lòng nhân ái. Thông qua Đại lễ, bạn bè quốc tế sẽ được chứng kiến một TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung năng động, sáng tạo, không ngừng phát triển, chuyển mình mạnh mẽ…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 thông tin nhiều nội dung quan trọng

Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 thông tin nhiều nội dung quan trọng

Chiều 29/4, tại Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã tổ chức buổi họp để các bộ phận có liên quan báo cáo công tác tổ chức Đại lễ. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam chủ trì buổi họp.
Tin nổi bật trang chủ
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một trong những dấu mốc trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong kỷ nguyên số hiện nay, thế hệ trẻ đang góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử và lan tỏa tinh thần yêu nước bằng những cách làm sáng tạo, hiện đại thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nhằm giúp người dân miền núi xoá nhà tạm, nhà dột nát, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã đưa lực lượng về làng “cùng ăn, cùng ở, cùng xây nhà” với người dân. Qua 2 tháng triển khai, các chiến sĩ bộ đội đã giúp người dân xã Canh Liên, huyện miền núi Vân Canh xây dựng, sửa chữa 101 căn nhà. Qua đó càng làm sâu sắc thêm tình cảm quân - dân, tô thắm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Gương sáng - Tào Đạt (lược ghi) - 3 giờ trước
“Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) tại Dinh Độc Lập đã khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải cúi đầu!
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Xã hội - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Địa đạo giữa lòng dân

Địa đạo giữa lòng dân

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ẩn mình dưới lòng đất hơn nửa thế kỷ, địa đạo Kỳ Anh (xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) không chỉ là căn cứ địa vững chắc trong kháng chiến, mà còn là minh chứng sống động cho ý chí sắt đá và tinh thần đoàn kết của quân và dân nơi vùng đất kiên trung xứ Quảng.
Mái ấm cho đồng bào

Mái ấm cho đồng bào

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Từ nhiều chương trình, chính sách, trong đó có Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đồng bào DTTS đã và đang được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào đang thần tốc về đích.
Quảng Nam- Điểm sáng du lịch xanh của cả nước

Quảng Nam- Điểm sáng du lịch xanh của cả nước

Du lịch - Thành Nhân - Huy Trường - 4 giờ trước
Với định hướng phát triển bền vững, gắn kết hài hòa giữa kinh tế, môi trường và văn hóa địa phương, Quảng Nam đang từng bước trở thành điểm sáng về du lịch xanh của cả nước. Những mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cả miền xuôi lẫn miền núi, không chỉ thu hút du khách trong nước và quốc tế, mà còn góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS.
Dư vị Sín Chéng

Dư vị Sín Chéng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
4h sáng, con gà trên núi còn đương “ngái ngủ”, chưa kịp cất tiếng gáy mà bếp của người Mông đã rần rật đỏ lửa. Người Mông dậy sớm lắm! Dậy sớm để còn kịp cho vật nuôi ăn, còn kịp đi nương… Và hôm nay thì dậy sớm để còn kịp đi chợ. Trên mảnh đất Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai này, người ta vẫn bảo một năm có đến 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ.
Tinh hoa ẩm thực từ lươn xứ Nghệ

Tinh hoa ẩm thực từ lươn xứ Nghệ

Ẩm thực - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ở xứ Nghệ - mảnh đất chịu ảnh hưởng của gió Lào bỏng rát, dấu ấn ẩm thực được tạo nên từ những món ăn mộc mạc nhưng đầy tinh tế, đặc biệt là các món ăn chế biến từ lươn đồng. Cháo lươn, súp lươn, miến lươn, lươn nướng, lươn om chuối đậu… không chỉ là những món ngon nổi tiếng mà còn là biểu tượng cho sự khéo léo, cần mẫn và tinh thần chịu thương chịu khó của người dân nơi đây.