Qua 3 năm triển khai nhiều biện pháp tích cực, nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, đã có nhiều mô hình câu lạc bộ ở các khu dân cư và các trường học hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ tảo hôn, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh.
Chỉ từ đầu năm đến nay, tại huyện vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có 305 cặp kết hôn thì có đến 130 cặp chưa đủ tuổi kết hôn (chiếm gần 43%). Dù chính quyền địa phương đã thực hiện đủ các biện pháp từ tuyên truyền, vận động đến xử phạt nhưng tình trạng tảo hôn những năm qua trên địa bàn vẫn không có dấu hiện giảm, thậm chí còn gia tăng.
Đứng chân trên địa bàn huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Đồn Biên phòng (BP) Xín Mần quản lý địa bàn 4 xã biên giới. Những năm qua, đơn vị đã thực hiện tốt công tác dân vận trong phát triển kinh tế với các mô hình cây con phù hợp. Nhờ đó, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn 4 xã biên giới được nâng lên đáng kể.
Thời gian qua, vì lo mất nguồn vốn trước mắt, không ít các cơ quan đơn vị đã sẵn sàng cho thi công vội vàng nhiều công trình mà không tính đến khả thi. Sự “nhanh nhẩu” này đã và đang để lại những hậu quả rất khó giải quyết về lâu dài.
Nhiều năm qua, ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên biển, cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng đóng quân trên khu vực Tây Nam bộ còn tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân. Từ đó, người dân yên tâm vươn khơi bám biển, chung tay bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.
Pô Tô từng được xem là một trong những bản khó khăn nhất của xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Nhưng nay, Pô Tô có nhiều hộ khá, giàu từ mô hình trồng chuối, sắn và các loại nông sản khác. Kết quả đó, một phần đến từ việc kết nghĩa cụm dân cư giữa bản Pô Tô và bản Cửa Cải, thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở cuối lưu vực sông Hậu, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh xây dựng nhiều mô hình giúp đồng bào DTTS làm kinh tế thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Mường Lát (Thanh Hóa) là huyện vùng biên, có khoảng 110km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào, chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống. Nơi đây thường xảy ra những tệ nạn đáng lo ngại như: tảo hôn, vượt biên giới trái phép, vượt biên sang Trung Quốc lao động chui; tàng trữ, buôn bán, sử dụng ma túy... làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình an ninh trật tự, gây cản trở cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Đồn Biên phòng Mỹ Thạnh Tây đứng chân trên địa bàn xã Mỹ Thạnh Tây, (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) quản lý đoạn biên giới dài 11,4 km chạy qua 3 xã Mỹ Thạnh Tây, Bình Hòa Hưng và Mỹ Bình. Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ và người dân trên địa bàn, đã cùng nhau bảo vệ tuyến biên giới do Đồn quản lý luôn được bình yên.
Từ điểm nóng, xếp tốp 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất, diễn biến phức tạp nhất của Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa đã nhanh chóng “hạ nhiệt”, kéo giảm tỷ lệ người HIV mới bằng các mô hình phòng, chống hiệu quả.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, non nớt, cả tin của một số trẻ em gái trong nhiều thôn buôn ở Tây Nguyên, các đối tượng xấu đã dụ dỗ, rồi xâm hại tình dục, khiến đời sống và sức khỏe của các em suy sụp nghiêm trọng. Đặc biệt, có nhiều đối tượng là người quen thân từ lâu nên các bậc phụ huynh đã lơ là, không đề phòng dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trong nhiều năm qua, các già làng, trưởng bản, Người uy tín trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần tích cực trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn miền núi của tỉnh.
Sáng ngày 27/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn cơ quan. Ông Phan Hồng Thủy, Vụ phó Vụ Pháp chế chủ trì Hội nghị. PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) và bà Lù Thị Lai, Vụ phó Vụ Tổ chức Cán bộ (UBDT) là Báo cáo viên tại Hội nghị.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương, việc thực hiện quy chế dân chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” đã phát huy hiệu quả trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tuy nhiên, có lúc, có nơi việc thực hiện quy chế dân chủ vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Khi lòng dân chưa thông, việc triển khai chưa hợp lòng dân thì cần phải được điều chỉnh trong thực tiễn. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã gặp gỡ, trao đổi với một số bà con xung quanh vấn đề này.
Với gần 300km đường biên giới giáp Trung Quốc, dân số phân bố thưa thớt, thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người (MBN) tại khu vực biên giới tỉnh Hà Giang vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Theo nhận định của cơ quan chức năng, công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm MBN ở Hà Giang vẫn còn nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy có giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Dù đã triển khai nhiều biện pháp nhưng nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn chưa giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) quan niệm về vấn đề hôn nhân khá đơn giản. Với suy nghĩ đơn thuần đó chỉ là việc lấy vợ, gả chồng và sinh con theo lẽ tự nhiên. Chính vì thế mà vấn đề kết hôn sớm vẫn còn xảy ra. Để dần hạn chế tình trạng này, hiện nay huyện Hướng Hóa đang nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong mọi tầng lớp nhân dân, nhằm tìm được tiếng nói chung trong việc hình thành ý thức “nói không với kết hôn sớm”.
Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào vùng cao, những năm qua, Điện Biên đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa thường có điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn, vì vậy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào cần có những hình thức riêng biệt. Nhân ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc về một số kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL trong vùng đồng bào DTTS.
Bất kể mưa nắng, những cánh rừng ở Đăk Lăk vẫn liên tục bị xâm hại bởi lòng tham vô đáy của các đối tượng muốn nhanh hốt bạc từ rừng. Cùng với sự ngang ngược, manh động của “lâm tặc”, nhiều cái bắt tay ngầm đầy tinh vi của một số cán bộ trong việc chiếm dụng và san nhượng đất rừng đã khiến “lá phổi xanh” liên tục chảy máu...