Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi cựu chiến binh giữ rừng

PV - 10:18, 13/07/2019

Ngoài việc giao khoán cho các nhóm hộ, cộng đồng dân cư, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra còn giao khoán 250ha cho Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh, xã Hà Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai quản lý, bảo vệ. Nhờ tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, gương mẫu và biết cách cảm hóa lâm tặc, từ khi các cựu chiến binh nhận khoán bảo vệ, rừng phòng hộ Hà Ra không bị mất cây gỗ nào.

Xây dựng tai mắt khắp nơi

Nhiều năm nay, những cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên sinh luôn là tâm điểm chú ý của các nhóm lâm tặc. Nhưng có những khu rừng, lâm tặc chỉ cần nghe đến đã tránh xa. Điển hình như khu rừng do cựu chiến binh thôn Phú Danh nhận khoán bảo vệ từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra.

Các cựu chiến binh thôn Phú Danh băng rừng, lội suối đi tuần tra rừng. Các cựu chiến binh thôn Phú Danh băng rừng, lội suối đi tuần tra rừng.

Ông Thái Văn Cường, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh cho biết: Năm 2014, Chi hội nhận khoán quản lý bảo vệ 250ha rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra. Mặc dù, diện tích rừng lớn mà lực lượng của chi hội mỏng chỉ có 25 người, nhưng cánh rừng vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt. Từ thôn Phú Danh đến khu rừng mà Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh nhận khoán khá xa, đi xe máy cũng mất một buổi, do đó, Chi hội lập nhiều nhóm đi tuần, mỗi nhóm 3-4 người, chia ca một đợt mấy nhóm chia nhau đi tuần hết cánh rừng. “Một chuyến đi rừng kéo dài vài ngày mang theo gạo, thực phẩm nấu ăn. Đêm đến mắc võng trên cây ngủ hoặc tìm hang đá trú ẩn”.

Để giữ được rừng, ngoài việc phân công người đi tuần tra theo kế hoạch, Chi hội cũng tập trung tuyên truyền người dân chung tay bảo vệ rừng. Chi hội chủ động vận động người dân sinh sống gần khu rừng hoặc có ruộng nương gần đó trở thành “tai mắt” của Chi hội, phòng ngừa lâm tặc từ cửa rừng. Mỗi khi có người lạ đi vào rừng, người dân sẽ báo Chi hội, nhưng nhóm đang tuần tra tại rừng sẽ kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại rừng.

Vừa ngăn chặn, vừa cảm hóa

Trong 4 năm tham gia bảo vệ rừng, các cựu chiến binh đã nhiều lần đối mặt với hiểm nguy khi giáp mặt lâm tặc, thậm chí bị đe dọa. Cựu chiến binh Nguyễn Thành Duy kể: Lâm tặc nghênh ngang lắm. Có lần chúng đi xe máy độ chế định vào rừng thì bị người dân phát hiện báo cho chúng tôi. Ngay lập tức, tôi và 1 đồng chí khác phóng xe truy tìm. Khi giáp mặt, các đối tượng này ngang nhiên nói để chúng vào rừng nếu không sẽ xử đẹp. Những lúc vậy, chúng tôi phải khéo léo nhẹ nhàng giải thích, khuyên răn vừa có lý, vừa có tình mới giải quyết được “Việc quan trọng là, phải cảm hóa để lâm tặc bỏ nghề, nên dù chúng đe dọa chúng tôi vẫn tìm được chỗ ở để đến tận nhà vận động, mềm dẻo phân tích để họ hiểu”.

Ngoài bị lâm tặc đe dọa, khi đi tuần các cựu chiến binh còn phải đối mặt với những tình huống như, bị lũ cô lập nhiều ngày không về được nhà, bị vắt cắn, muỗi chích trong những chuyến đi xuyên rừng. Tham gia dập lửa khi rừng bị cháy, có cựu chiến binh trong lúc dập lửa bị rơi tiền, giấy tờ, bị lửa thiêu rụi. Tuy nhiên, các cựu binh không hề mệt mỏi bảo vệ rừng, tình đoàn kết anh em, đồng chí trong các chuyến đi tuần kiểm tra lại được nâng lên.

Hiện nay, mỗi năm Chi hội được nhận gần 70 triệu đồng từ dịch vụ môi trường rừng. Số tiền các cựu chiến binh chủ yếu dùng vào mua sắm võng, bạt, thực phẩm, xăng xe, số còn lại đóng góp Quỹ nghĩa tình đồng đội, hoạt động hội, số tiền trên còn dùng để thăm hỏi động viên những gia đình hội viên lúc hiếu hỉ, gặp khó khăn và trích một phần giúp đỡ các cháu học sinh trong thôn vượt khó học tập...

Ông Nguyễn Văn Chín, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra nhận xét: “Từ khi Chi hội Cựu chiến binh thôn Phú Danh nhận khoán bảo vệ rừng đến nay, chưa lần nào xảy ra trường hợp bị mất rừng hoặc cháy rừng. Với cách cảm hóa khéo léo, mềm dẻo của các cựu chiến binh, lâm tặc chỉ cần nghe đến là nể rồi. Tôi cho đây là cách làm hay, mô hình hiệu quả tốt, cần được nhân rộng”.

LÊ HƯỜNG - VINH GIANG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như Báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 5 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 6 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Xã hội - Minh Anh - Bình Thắng - 9 phút trước
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cấp phát động, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các xã biên giới.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 16 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.