Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ông Sử Văn Ngọc đam mê nghiên cứu văn hóa dân gian

PV - 12:31, 05/06/2018

Chúng tôi về làng Chăm Bàu Trúc (Phước Dân, Ninh Phước) tìm gặp ông Sử Văn Ngọc, người đam mê nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào Chăm và đồng bào Raglai khu vực Nam Trung bộ. Ông là người đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Ông Sử Văn Ngọc đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm, dân tộc Raglai. Ông Sử Văn Ngọc đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm, dân tộc Raglai.

Ông Ngọc đã dành gần trọn cuộc đời mình tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian. Với số lượng xuất bản 16 đầu sách và hàng chục đề tài nghiên cứu đã đưa ông trở thành một trong những chuyên gia đầu ngành Văn hóa dân gian Chăm, Raglai. Đưa ra hai tập sách in ấn đẹp, bìa trình bày trang nhã mới được xuất bản gần đây, ông Sử Văn Ngọc chia sẻ niềm vui: “Đây là những công trình nghiên cứu của tôi mới vừa cho ra mắt bạn đọc đó là cuốn Lễ hội Rija Nagar của người Chăm do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2016. Đặc biệt là tập sách Huyền thoại và truyền thuyết Chăm do NBX Trí thức ấn hành năm 2018, được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tặng giải Nhì năm 2017 (không có giải Nhất) dành cho công trình nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch”.

Thời trai trẻ, ông Ngọc đam mê văn hóa dân gian của dân tộc khi một lần trong cuộc họp mặt họ tộc, tình cờ ông nghe ông Trượng Thất, một người cao tuổi đọc hai câu thơ của đồng bào Chăm: “Đời này lắm đá tảng, không có ngọc. Dân tộc Chăm ta lúa ít, cỏ nhiều”. Ông chợt “ngộ” ra là văn hóa dân gian Chăm đang bị mai một cần có người sưu tầm, gìn giữ. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông bàn với vợ quyết định xin nghỉ việc về nhà chuyên tâm học tập, nghiên cứu văn hóa dân gian Chăm.

Buổi đầu, ông mua tập vở học trò nhờ lão nông Trượng Thất dạy học chữ Chăm. Khi đã có vốn chữ Chăm, ông bắt đầu nghiên cứu phong tục, tập quán của dân tộc mình. Vào thời điểm này, ông gặp Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên đến Thuận Hải nghiên cứu văn hóa dân gian Chăm. Nhờ đức tính làm việc cần mẫn, thận trọng, vui sống chân thành nên ông được Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên thương quý, tin yêu mời làm cộng tác viên nghiên cứu văn hóa.

Ông nhớ mãi kỷ niệm tác phẩm đầu tay được đăng trên kỷ yếu Dân tộc học năm 1978 là bài “Đám ma của người Chăm Bàlamôn ở Thuận Hải”. Đây là hạnh phúc lớn lao của ông trong buổi đầu làm công tác nghiên cứu có bài đăng trên Tạp chí Văn hóa có uy tín, tạo động lực cho ông tiếp tục theo học chữ Chăm. Đầu năm 1994, ông được lãnh đạo ngành Văn hóa-Thông tin mời về làm cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Văn hóa Chăm.

Đến nay, tròn 40 năm dồn sức tập trung nghiên cứu văn hóa dân gian, ông Sử Văn Ngọc được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng nhiều giải thưởng và các nhà xuất bản in ấn 16 đầu sách. Trong đó có thể kể tới các tập sách: Truyện cổ dân gian Chăm NXB Văn hóa Dân tộc năm 2000; Hệ thống thủy lợi và lễ nghi nông nghiệp cổ truyền Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận NXB Văn hóa Dân tộc năm 2002; Sử thi Sa Ea NXB Khoa học Xã hội năm 2009; Văn hóa làng truyền thống người Chăm tỉnh Ninh Thuận NXB Dân trí năm 2010; Nghi lễ cuộc đời của người Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc năm 2011; …

SƠN NGỌC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những cô thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 10 phút trước
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 1 giờ trước
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những cô thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 1 giờ trước
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Chung tay bảo vệ môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường

Media - Quỳnh Trâm - CVT tại Thanh Hóa - 1 giờ trước
Thời gian qua, tại khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã xuất hiện tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây bức xúc cho người dân địa phương. Để hạn chế tình trạng này gây việc ô nhiễm môi trường biển, đoàn viên thanh niên tại các huyện vùng biển Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung tay làm sạch cảnh quan môi trường biển nơi đây.
Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè 2023

Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè 2023

Du lịch - Gia Hưng - 1 giờ trước
Mới đây, trang Expedia đã công bố danh sách 5 quốc gia được du khách tìm kiếm nhiều nhất cho mùa hè 2023, trong đó có Việt Nam.
Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS

Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Hôm nay (28/3), tại Hà Nội, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tập đoàn CJ Hàn Quốc tổ chức Lễ công bố dự án “Chúng tôi Có thể” giai đoạn 2: Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS Việt Nam.
Tin trong ngày - 28/3/2023

Tin trong ngày - 28/3/2023

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Hội thảo góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Tây Nguyên; Bình Định kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo vùng DTTS; Giao lưu Hữu nghị Quốc tế - Xuân 2023 tại Lào Cai; cùng các tin tức thời sự khác.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang: Phối hợp trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Châu Thành

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang: Phối hợp trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Châu Thành

Nhịp cầu nhân ái - Hồng Linh - Minh Thu - 3 giờ trước
Nhằm hưởng ứng các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2023, chào mừng Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng Ban Dân tộc - HĐND tỉnh, Nhóm Từ thiện “Vì trẻ em thân yêu” tổ chức lễ trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Minh Hòa, huyện Châu Thành.