Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ già làng trên miền biên viễn Ia Mơ

Ngọc Thu - 09:05, 04/09/2024

Từ bao đời nay, đối với đồng bào các DTTS ở Gia Lai, già làng, trưởng thôn, Người có uy tín… thường là đàn ông, nhưng hiện nay, các vị trí này có nhiều phụ nữ đảm nhiệm. Các nữ già làng đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, góp phần xây dựng buôn làng ngày một khởi sắc. Một trong số đó là 2 nữ già làng, Người có uy tín ở miền biên viễn Ia Mơ, huyện Chư Prông.

Già làng, Người có uy tín Ksor H’Blâm, làng Krông, xã Ia Mơ trao đổi, chia sẻ công việc cùng lãnh đạo xã Ia Mơ
Già làng, Người có uy tín Ksor H’Blâm, làng Krông, xã Ia Mơ trao đổi, chia sẻ công việc cùng lãnh đạo xã Ia Mơ

“Điểm tựa” của dân làng Goòng

Ngôi nhà khang trang, rộng rãi của già Siu H’Phyin (SN 1950), làng Goòng, xã Ia Mơ được ví như “địa chỉ đỏ” thường được đám trẻ trong làng tập trung để nghe già kể chuyện về những ngày chiến tranh chống đế quốc Mỹ khốc liệt. Trong những câu chuyện mà già kể, có câu chuyện về mình - cô du kích nhanh nhẹn, tươi vui. Ở tuổi mười tám, đôi mươi, cô gái H’Phyin tham gia gùi gạo, lấy củi, nấu cơm phục vụ bộ đội và trong chiến dịch Plei Me lịch sử cùng thanh niên, dân làng tải thương, tiếp đạn cho chiến trường ác liệt.

Chiến tranh qua đi, làng quê khó khăn thiếu thốn đủ bề, H’Phyin đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Phụ nữ để vận động Nhân dân tích cực lao động sản xuất, không du canh, du cư, không phá rừng làm nương rẫy; vận động các gia đình cho con em đến trường học chữ. Đồng thời, tích cực tham gia cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra, bảo vệ biên giới. Năm 2015, già làng Siu H’Phyin được dân làng Goòng tin tưởng bầu chọn là Người có uy tín của làng.

Huyện Chư Prông hiện có 95 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đội ngũ Người có uy tín ở các buôn làng luôn nêu gương sáng, một lòng kiên định theo Đảng, nỗ lực cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ vững chắc an ninh biên giới...”.

Ông Siu Hiệu, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Chư Prông

Làng Goòng có 100% dân số là đồng bào DTTS, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những bất hòa trong gia đình, mâu thuẫn trong cộng đồng vẫn xảy ra. Để giải quyết mâu thuẫn, già H’Phyin dùng phong tục tập quán, hương ước, quy ước và quy định pháp luật để vận động, thuyết phục, hòa giải, từ đó nhiều gia đình đã hòa thuận, ấm êm.

Chị Rơ Mah Blẹ làng Goòng, xã Ia Púch, huyện Chư Prông kể: “Trong gia đình có lúc cãi nhau. Già làng nghe tin là đến tận nhà góp ý, hòa giải. Từ đó, hiểu được những sai trái của mình, ráng làm việc, dạy dỗ con cái trong gia đình, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt hơn”.

Đến nay già H’Phyin đã đi qua 75 mùa rẫy. Những tấm huy hiệu đánh dấu 30, 40, 45, 50 năm tuổi Đảng luôn được già trân trọng nâng niu. Với già H’Phyin, đó là sự tự hào và là động lực để già tiếp tục cống hiến, nêu gương, dẫn lối cho thế hệ trẻ sau này.

 Già làng, Người có uy tín Siu H’Phyin, làng Goòng, xã Ia Mơ đã góp phần cùng lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con làng Goòng cùng nhau giữ bình yên biên giới
Già làng, Người có uy tín Siu H’Phyin, làng Goòng, xã Ia Mơ đã góp phần cùng lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con làng Goòng cùng nhau giữ bình yên biên giới

“Cầu nối” giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Như cánh chim không mỏi, dù đã gần 80 tuổi, già làng, Người có uy tín Ksor H’Blâm, làng Krông, xã Ia Mơ vẫn lội suối, băng rừng, cùng cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Prông, Đồn Biên phòng Ia Mơ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo vệ đường biên, cột mốc; động viên thanh niên hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự...

Già làng, Người có uy tín Ksor H’Blâm tuyên truyền dân làng không cho con cái tảo hôn, tập trung làm ăn, cho con đi học cái chữ
Già làng, Người có uy tín Ksor H’Blâm tuyên truyền dân làng không cho con cái tảo hôn, tập trung làm ăn, cho con đi học cái chữ

Bà H’Blâm kể: “Còn nhớ, năm 2001, nghe dân báo có 2 đối tượng từ nơi khác vào làng truyền đạo trái phép, tôi cho người làng giữ chân chúng rồi bí mật đi báo Bộ đội Biên phòng và Công an xã. Hai đối tượng bị bắt giữ ngay sau đó. Qua đọc báo, nghe đài, biết có nhiều người DTTS ở trong tỉnh bị lừa sang nước ngoài làm việc rồi phải trả tiền chuộc thân, tôi cùng với cán bộ Biên phòng tập trung tuyên truyền để người dân hiểu mà phòng ngừa”.

Để người dân tin tưởng, làm theo, bà H’Blâm luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc chung, sẵn lòng giúp đỡ bằng tinh thần, vật chất khi có người gặp khó khăn và hướng dẫn bà con phát triển kinh tế.

Trung tá Lê Đình Sự, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Mơ cho biết: Già làng, Người có uy tín H’Blâm đã góp công không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở trên địa bàn đơn vị đứng chân. Là sợi dây liên kết tình quân dân, cùng Đồn Biên phòng Ia Mơ giúp dân thoát nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Mặc dù đã về hưu sau 40 năm đứng lớp, nhưng bằng tình yêu thương dành cho các học trò nghèo nơi vùng quê xứ Quảng, thầy Nguyễn Văn Lại và vợ là cô Võ Thị Yến (ngụ khối phố Triêm Đông, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn ngày ngày tận tụy "gieo mầm" tri thức ở lớp học tình thương do chính thầy Lại mở.
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 48 phút trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.