Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực khép lại quá khứ phiền muộn của nông dân Lào

Duy Ly (biên dịch) - 11:06, 09/07/2021

Hợp tác xã cà phê Vanmai là một cộng đồng gồm các gia đình ở tỉnh Hủa Phăn, Bắc Lào, đang tích cực trồng cà phê với quyết tâm bỏ lại quá khứ phiền muộn. Các gia đình đặt tên cho hợp tác xã là “Vanmai”, có nghĩa là ngày mới trong tiếng Lào.

Bà Siathor Yialao trong buổi tập huấn trải nghiệm cà phê do Hợp tác xã Vanmai tổ chức
Bà Siathor Yialao trong buổi tập huấn trải nghiệm cà phê do Hợp tác xã Vanmai tổ chức

Hỗ trợ từ UNODC

Với sự hỗ trợ của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) và Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Ma túy Lào (LCDC), 383 nông dân của Vanmai đã bắt đầu chuyển đổi từ trồng cây thuốc phiện sang trồng cà phê vào cuối năm 2016.  Những nông dân này đã trồng khoảng 400ha cà phê và thành lập hợp tác xã của riêng mình để chế biến và thương mại hóa cà phê một cách độc lập, cung cấp cho thị trường quốc tế. Kể từ đó, họ đã đạt được rất nhiều thành tựu .

Đặc biệt, ngày 6/4/2021, đánh dấu một bước tiến mới của nông dân Vanmai. Một thỏa thuận kéo dài 5 năm với đối tác là Malongo - nhà sản xuất cà phê nổi tiếng của Pháp, đã được ký kết. Dự kiến xuất khẩu cà phê của người dân tại các hợp tác xã ​​sẽ tăng trong 5 năm tới, từ 20 tấn vào năm 2021 lên 200 tấn vào năm 2025.

Ông Savaythong Khounsavanh, Chủ tịch Hợp tác xã Vanmai cho biết: “Chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng cà phê của mình, loại cà phê hữu cơ không chứa hóa chất độc hại. Đó là cách để vừa tăng giá trị cho sản phẩm lại có thể bảo vệ môi trường. Chúng tôi tin rằng, dự án sẽ giúp dân làng, đặc biệt là mười hai bản mục tiêu ở bốn huyện của tỉnh Hủa Phăn, có sinh kế tốt hơn trong tương lai.”

Người trồng cà phê tại Hợp tác xã Vanmai
Người trồng cà phê tại Hợp tác xã Vanmai

Phụ nữ được trao quyền nhiều hơn

Thông qua dự án, Hợp tác xã Vanmai gần đây đã thành lập “Mạng lưới Phụ nữ” với 12 thành viên được bầu chọn. Với mục đích xây dựng một nhóm lãnh đạo nữ, được dự án hỗ trợ đào tạo chuyên sâu về cà phê. Là thành viên của nhóm, cô Siathor Yialao rất vui vì cô được tham gia vào dự án ngay từ đầu. Cô tin rằng, dự án có thể giúp gia đình cô và các gia đình khác trong làng thoát nghèo.

“Tôi muốn kiếm tiền để có thể cho con đi học và mua đồ ăn ngon. Trước dự án, tôi không có tiền đi du lịch ngoại tỉnh. Nhưng bây giờ, tôi đã có thể đi đến các tỉnh khác một cách dễ dàng. Một ngày nào đó, tôi nghĩ mình sẽ kiếm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài ” Siathor Yialao bộc bạch.

Cô nói thêm: “Là phụ nữ, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn. Nhiều phụ nữ trong làng tôi không thể nói thành thạo tiếng Lào phổ thông. Đó là lý do tại sao việc truyền thông và nắm bắt mọi thông tin về dự án không phải là điều dễ dàng ”.

Bà Sengvida Sengmanivong tự hào về các sản phẩm từ Vanmai Coffee
Bà Sengvida Sengmanivong tự hào về các sản phẩm từ Vanmai Coffee

Cô Sengvida Sengmanivong, ở làng Naor, trưởng nhóm Mạng lưới Phụ nữ Vanmai nhận thấy điều tích cực mà dự án mang lại cho cô và những phụ nữ khác, đó là việc không còn trồng cây thuốc phiện trong vùng. 

Cô tự tin: “Chúng tôi có thể kiếm được thu nhập mà không cần thuốc phiện. Nhờ có dự án, chúng tôi hiện có thu nhập cao hơn trước. Chúng tôi có thể mua thuốc và các vật dụng gia đình phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình ”.

Các thành viên từ mạng lưới phụ nữ của 12 làng đã tham gia các khóa học về nếm cà phê và khoá đào tạo về trao quyền cho giới. Mạng lưới Phụ nữ cũng thiết lập các nhóm sở thích để những người tham gia chia sẻ kiến ​​thức với nhau. 

Sengvida cho biết: “Không chỉ có chuyện trồng cà phê mà chúng ta có thể trò chuyện và chia sẻ với nhau về những điều khác trong cuộc sống. Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có thêm tình đoàn kết giữa những người dân trong làng thông qua các hoạt động này”.

Dự án do UNODC được gia hạn đến tháng 12 năm 2023 dựa trên nguồn vốn hiện có, với mục đích tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của địa phương đến ít nhất là năm 2025. 

Trong chu kỳ dự án tới, UNODC sẽ tiếp tục xây dựng các kỹ năng quản lý của Hợp tác xã Vanmai, trên một nền tảng dân chủ vững chắc; cũng như trao quyền cho phụ nữ. Dự án đặt mục tiêu tăng gấp đôi diện tích canh tác trong những năm tới, với mục tiêu hỗ trợ nhiều người hưởng lợi hơn trong cộng đồng muốn chuyển đổi từ cây thuốc phiện, đồng thời xây dựng một hợp tác xã bền vững và linh hoạt về mặt tài chính.

 Dự án được tài trợ bởi Chính phủ Bỉ, Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân được chỉ ra là do đây là chương trình mới, phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến nhiều Bộ ngành, địa phương; việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thực sự đồng bộ, kịp thời...
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Bạn của nhà nông - Như Ý - 21:29, 30/05/2023
Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Trang địa phương - PV - 21:25, 30/05/2023
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và Lễ hội Nho - Vang năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/6 tại Ninh Thuận.
Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Xã hội - Trí Phương - 21:18, 30/05/2023
Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí đối với trẻ em nhà trẻ (trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Giáo dục - Mỹ Dung - 21:16, 30/05/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGDĐT về việc công nhận tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn xóamù chữ mức độ 2, năm 2022.
Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Giải trí - Anh Trúc - 20:45, 30/05/2023
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Sắc màu 54 - Vy Nguyễn Thái Ninh - 20:34, 30/05/2023
Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Tin trong ngày - 30/5/2023

Tin trong ngày - 30/5/2023

Media - BDT - 20:00, 30/05/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đoàn đại biểu người có công tỉnh Vĩnh Long; Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gương sáng - Ngọc Thu - 19:25, 30/05/2023
Chiều 30/5, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”, diễn đàn “Phát huy tài năng trẻ” và hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân năm 2023 tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kinh tế - P.Nguyên - T.Nhân - 18:40, 30/05/2023
Ngày 30/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum) đã tổ chức lớp tập huấn Quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho hơn 40 hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - Lê Vũ - 18:15, 30/05/2023
Ngày 30/5, Công an Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan khám xét khoảng 10 cơ sở y tế tại nhiều phường, xã trên địa bàn, để làm rõ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội.