Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những tín hiệu lạc quan về bình đẳng giới ở vùng DTTS : Nhiều phụ nữ đã vượt qua rào cản (Bài 1)

Thuý Hồng - 13:34, 21/05/2022

Ngày 28/11/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1898/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2018-2025". Sau 4 năm triển khai thực hiện đã tạo sự chuyển biến thực chất về bình đẳng giới.

Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS” đã giúp nhiều phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS” đã giúp nhiều phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Những tấm gương vượt lên chính mình

Xuất thân từ gia đình nghèo khó, bản thân không thông thạo tiếng phổ thông, vừa đến tuổi thanh niên thì lấy chồng như bao người con gái khác ở vùng cao, nhiều người nghĩ chị Hoàng Thị Cẩn, ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, Yên Bái sẽ lại bước vào vòng quay đói nghèo. Nhưng bản thân chị lại không nghĩ như vậy, chị Cẩn luôn ấp ủ ước mơ được thoát nghèo.

Với khát khao thoát khỏi đói nghèo, gia đình có cuộc sống ổn định, vào những năm 2000, khi nhiều người dân vùng cao, vẫn chỉ quanh quẩn với mấy thửa ruộng nhỏ và vào rừng hái măng, hái rau dại, thì gia đình chị Cẩn đã bắt đầu cải tạo những nương cằn thành ruộng nước, nuôi gà, nuôi cá để đem bán. Rồi có vốn lớn hơn thì mua lợn, mua trâu, bò về nuôi. Bất cứ lúc nào xã, huyện mở lớp hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi là anh chị lại lặn lội theo học để lấy kinh nghiệm.

Có những lúc gà dịch chết, trâu bò bị bệnh và cả những năm mất mùa, cũng không làm chị nản chí. Hiện nay, gia đình chị Cẩn đã là một trong những gia đình khá giả nhất bản. Anh chị đang sở hữu một gia trại với 14 con trâu bò, hơn 50 con lợn và hàng trăm con gia cầm. Thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí trên 300 triệu đồng.

Chị Cẩn chia sẻ: Có được như ngày hôm nay,  là được Nhà nước giúp vốn vay ưu đãi và các cấp hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất. Giờ thì thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định, mình có điều kiện để chăm lo cho cuộc sống, gia đình tốt hơn".

Hay như với chị Hoàng Thị Sưới, sinh năm 1975 ở bản Boong Xanh, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, cũng đã mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế, khẳng định giá trị của bản thân, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

Được nâng cao nhận thức từ các mô hình “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và “Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, chị đã bàn với chồng quyết tâm phát triển kinh tế gia đình.

Hội viên, phụ nữ xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) nhận bò giống hỗ trợ từ nguồn Đồng hành cùng phụ nữ biên cương
Hội viên phụ nữ xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) nhận bò giống hỗ trợ từ nguồn Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Nghĩ là làm, chị bàn với chồng đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Ban đầu chăn nuôi với quy mô nhỏ, sau khi có vốn tiếp tục mở rộng thêm chuồng trại tập trung nuôi lợn thịt, 1 năm xuất khoảng 1 tấn lợn thịt, sau khi trừ chi phí cũng mang lại cho gia đình khoảng 200 triệu đồng. 

Nhận thấy trồng cây ăn quả phù hợp với địa hình, khí hậu nơi sinh sống, vợ chồng chị còn cải tạo diện tích đất sản xuất, trồng thêm 500 cây xoài ghép trên diện tích đất đồi của gia đình… Từ mô hình tổng hợp này, đã mang lại thu nhập cho gia đình mỗi năm từ 350 - 400 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, chị Hoàng Thị Sưới tâm sự: Xuất phát từ gia đình thuần nông nên khó khăn về kinh tế, do đó bản thân tôi đã nỗ lực, vượt khó vươn lên, tôi đã tập trung vào phát triển kinh tế với mô hình đa cây, con kết hợp, từ đó thì kinh tế gia đình ngày càng ổn định.

Chị Cẩn, chị Sưới, là minh chứng cho rất nhiều phụ nữ DTTS đã và đang tự mình thay đổi vận mệnh, chứng tỏ bản lĩnh, vị thế của mình trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, bằng những hành động, việc làm cụ thể như, ttham gia hệ thống chính trị, tích cực trong công tác xã hội; tự tin làm chủ gia đình; mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

Thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2018-2025", sau 4 năm triển khai (2018- 2021), đến nay Đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và đông đảo tầng lớp Nhân dân trong cộng đồng các DTTS. Từ việc thực hiện bình đẳng giới ở vùng DTTS, góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa gia đình người  DTTS.

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, giai đoạn 2018-2021, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức biên soạn, phát hành hơn 20.000 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về bình đẳng giới bằng nhiều thứ tiếng dân tộc. Có hơn 1.800 mô hình, mô hình điểm về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới ở cả cấp Trung ương và địa phương được xây dựng, hoạt động hiệu quả... Bên cạnh đó, từ các mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế đã gia tăng chủ hộ nữ làm kinh tế giỏi.

Một buổi tuyên truyền bình đẳng giới bằng hình thức sân khấu hoá
Một buổi tuyên truyền bình đẳng giới bằng hình thức sân khấu hoá

Đánh giá về hiệu quả từ việc triển khai Đề án "Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2018-2025", bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhìn nhận, việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, vị thế của phụ nữ người DTTS trong các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội được nâng lên.

HIện nay, tỷ lệ phụ nữ người DTTS tham gia cấp ủy, chính quyền, hội đồng nhân dân, Quốc hội... có xu hướng tăng; tỷ trọng việc làm của lao động nữ DTTS trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 83,8% xuống 76,4% và tăng lên trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; tỷ lệ phụ nữ DTTS biết đọc, biết viết tiếng phổ thông cũng tăng dần qua mỗi năm.

Dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong thực hiện công tác bình đẳng giới, như: Công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa được sâu rộng, hiệu quả; định kiến về giới, còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người dân; vẫn còn cán bộ cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của bình đẳng giới. 

Làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy nhiều hơn phụ nữ DTTS vượt qua chính mình, thoát khỏi những định kiến xã hội để họ tự tin khẳng định mình cộng đồng, xã hội, vẫn đang là vấn đề được các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức đặc biệt quan tâm tìm kế sách, giải pháp hiệu quả...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Có thể nói, tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài, giúp các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Chống diễn biến hòa bình - PV - 1 giờ trước
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong xây dựng các dự án luật là yêu cầu khách quan.
Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Photo - Ngân Nhi - 1 giờ trước
Quốc tế thiếu nhi là một ngày ý nghĩa đối với trẻ em. Vào dịp này, bên cạnh việc đưa trẻ đi chơi, bố mẹ có thể dành thời gian cùng chơi với trẻ những trò chơi thú vị tại nhà như: cùng làm đồ thủ công, vẽ tranh, đọc sách, cùng trẻ chuẩn bị một bữa ăn...
Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Giải trí - PV - 1 giờ trước
"Tấm Cám," "Cây tre trăm đốt," "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn..." sẽ mang một màu sắc mới trong các vở kịch xiếc, kịch nói được dàn dựng công phu, sinh động và cuốn hút phục vụ khán giả nhí Hè 2023.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 7 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Anh Trúc - 7 giờ trước
Ngày 31/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) phối hợp với các mạnh thường quân tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cho các cháu học sinh khu vực biên giới Việt - Lào.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Đỗ Thành Trung - 14 giờ trước
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên), dân tộc Mông chiếm gần 70%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Người Mông Hoa hiện vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục dân tộc.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Media - Vàng Ni - 15 giờ trước
Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Làng mới ở Sơn Bua

Làng mới ở Sơn Bua

Phóng sự - Tiêu Dao - 15 giờ trước
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua (xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau gần 5 năm thành lập, đến nay, Làng đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống của thanh niên các DTTS tại đây.
Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Sức khỏe - Như Ý - 15 giờ trước
Thời gian gần đây, nước ta xảy ra liên tiếp nhiều vụ ngộ độc có liên quan tới Botulinum. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết độc tố này nguy hiểm đến mức nào và thường có trong những thực phẩm nào để phòng tránh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về độc tố Botulinum nhé.
Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Sắc màu 54 - Trương Vui - Thúy Hồng - 20:05, 31/05/2023
Chiều 31/5, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Thể thao và Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023.