Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ hội nào để phụ nữ DTTS làm chủ cuộc sống

Thanh Hải - 10:42, 22/04/2022

Làm chủ cuộc sống là đích đến, là ước mơ cũng là khát vọng của người phụ nữ ngày nay. Chỉ khi nào làm chủ được cuộc sống, người phụ nữ mới được hạnh phúc. Nhưng làm sao để người phụ nữ làm chủ cuộc sống, nhất là với phụ nữ vùng DTTS là dấu hỏi lớn mà để thành hiện thực, không phải là điều dễ dàng.

Làm chủ được cuộc sống thì phụ nữ mới có được hạnh phúc
Khi nào làm chủ được cuộc sống thì phụ nữ mới có hạnh phúc thực sự

Tôi thích dùng từ “phụ nữ ngày nay”, thay vì “phụ nữ hiện đại” như một số người nói. Bởi lẽ, nếu đưa ra chuẩn mực mang tính hiện đại nghĩa là chúng ta lại tạo thêm một số khuôn mẫu gắn vào người phụ nữ mà các thế hệ tiếp theo phải nỗ lực xoá bỏ các chuẩn mực do thế hệ chúng ta tạo nên.

Ở một mẫu số chung, tôi cho rằng, phụ nữ ngày nay trước hết cần vượt qua định kiến của bản thân, định kiến trong gia đình và xã hội để tự khẳng định, sống theo cách mình mong muốn và bảo vệ nhân phẩm của mình. Nhưng đó là điều không hề dễ dàng, nhất là với phụ nữ vùng DTTS.

Những định kiến xã hội và luật tục xã hội vẫn còn rất nặng nề sau mỗi bản làng. Ở đó, người phụ nữ thiếu được tôn trọng, chỉ được ví như cái bóng của chồng. Ở đó, người phụ nữ sống phụ thuộc, chưa một lần vượt qua dốc núi trước nhà mà ngày ngày chỉ quẩn quanh với xó bếp, góc nương. Ở đó, người phụ nữ không được đối xử công bằng, không được tiếp cận kiến thức, không được tham gia công tác xã hội…

Nếu muốn tìm một ví dụ về người phụ nữ như vậy, không khó đâu. Sau những bản làng vùng sâu, vùng xa; cuộc sống thường ngày của những người phụ nữ không chỉ đối mặt với chuyện cơm áo mà hơn hết, họ chưa được đối xử công bằng, thiếu được tôn trọng. Thử hỏi, như vậy, làm sao phụ nữ làm chủ được cuộc sống. Và khi, không làm chủ được cuộc sống, đừng mong có được hạnh phúc, đừng mong có được sự bình đẳng, công bằng…

Nhưng, nếu phải tìm một bằng chứng về những phụ nữ vùng DTTS làm chủ cuộc sống thì cũng rất dễ dàng. Cách đây chưa lâu, tôi đã gặp và có ngay bài viết về nữ bí thư chi bộ người Mông đầu tiên ở xứ Nghệ. Cô là Vừ Y Dỡ ở bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An). Cô đã vượt qua định kiến xã hội, tập tục bản làng để đứng vào hàng ngũ của Đảng, rồi làm cán bộ thôn bản. Ở nhà, Y Dỡ còn tích cực phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái học hành đầy đủ. Tự bao giờ, Vừ Y Dỡ đã trở thành tấm gương cho những người phụ nữ vùng cao học tập, noi theo. Chuyện trò cùng Y Dỡ và hơn hết là từ vị trí công việc mà cô đang làm, đó chẳng phải là một ví dụ sống động về một người phụ nữ làm chủ cuộc sống hay sao.

Biết bao phụ nữ vùng DTTS đang làm chủ cuộc sống nơi miền sơn cước. Họ là những doanh nhân, giám đốc, chủ nhiệm HTX hay đó là những cán bộ thôn, bản; thậm chí là một người dân bình thường… Từ các bài thuốc gia truyền và các cây thuốc quý của người Dao Đỏ, chị Tẩn Tả Mẩy (bản Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) đã phát triển kinh doanh, làm giàu cho mình, tạo việc làm cho các chị em phụ nữ DTTS tại địa phương.

Rồi bà Hà Ngọc Quỳnh, dân tộc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thuấn Quỳnh, đã dành cả cuộc đời gắn bó với vùng chè của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bỏ “phố về vườn”, mô hình khởi nghiệp của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Phương (sinh năm 1992, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) ngày càng thành công. Thu Phương đã truyền lửa cho phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk, vừa góp phần đưa mắc ca Việt Nam vươn ra thế giới.

Phụ nữ DTTS đang chịu nhiều thiệt thòi do định kiến và tập tục
Phụ nữ DTTS đang chịu nhiều thiệt thòi do vẫn còn định kiến và một số tập tục lạc hậu

Tôi tin rằng, để có được vị thế hiện nay, những người phụ nữ kể trên đã trải qua bao vất vả, khó khăn của những ngày đầu khẳng định bản thân mình. Không chỉ thay đổi suy nghĩ, nhận thức, tự học hỏi… họ cũng đã phải nỗ lực rất nhiều lần, dám lên tiếng, đấu tranh với những bất công, định kiến xã hội, định kiến dân tộc.

Rõ ràng, làm chủ cuộc sống đã là đích đến, cũng là ước mơ, khát vọng của không riêng gì phụ nữ người DTTS. Chẳng thế mà có người từng nói, “phụ nữ chỉ thực sự có hạnh phúc khi làm chủ cuộc đời mình”. Với những người phụ nữ mà tôi kể trên, chắc chắn họ sẽ có được hạnh phúc, được tự do làm việc mình thích, tự tạo lập lối đi cho riêng mình… để có được thoải mái, vui vẻ, tự tin trong cuộc sống hàng ngày.

Nhưng, để làm chủ được cuộc sống thì, môi trường nơi người phụ nữ sinh sống đóng vai trò quan trọng. Môi trường ấy là cuộc sống của mỗi bản làng, là gia đình, dòng họ, láng giềng của chính người phụ nữ đó. Chính môi trường ấy là nơi nuôi dưỡng, hun đúc ý chí, quyết tâm, nhận thức của người phụ nữ để họ tự thay đổi, tự nâng cao kĩ năng cho bản thân. Ngoài yếu tố xã hội, phụ nữ muốn làm chủ cuộc sống còn phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ, ý chí, quyết tâm, nhận thức của chính người phụ nữ ấy. Người phụ nữ trước hết phải có tư tưởng tiến bộ, suy nghĩ tích cực, không cam chịu, biết cách lên tiếng khi thấy bất công, không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của gia đình, dòng họ, bản làng… để học tập, để tham gia công tác xã hội, mở rộng sự giao lưu và hiểu biết.

Một bé gái hay một phụ nữ không sống một mình mà sống trong sự tương tác với các thành viên gia đình và xã hội. Vì vậy, ngay từ khi lọt lòng, gia đình và xã hội phải trao cho bé gái một cơ hội được sống, nuôi dưỡng một cách bình đẳng. Môi trường sống an toàn, thân thiện và luật pháp tiến bộ, nghiêm minh là điều kiện tốt để trẻ em gái và sau này là phụ nữ có thể nắm bắt được các cơ hội một cách bình đẳng.

Ở khía cạnh khác, việc trao cho trẻ em trai và trẻ em gái cơ hội giáo dục bình đẳng sẽ giúp cho trẻ em gái và phụ nữ trưởng thành sau này có thể nắm bắt được các cơ hội khác trong cuộc sống, bao gồm cơ hội được sống trong một môi trường không định kiến và phân biệt đối xử.

Thời đại hội nhập và sự phát triển sẽ là cơ hội để phụ nữ vùng DTTS học hỏi, nghiên cứu, làm giàu thêm tri thức, kinh nghiệm sống và phát triển các mô hình kinh doanh. Nắm bắt cơ hội, tự tạo cơ hội sẽ là điều kiện để mỗi người DTTS vượt lên chính mình, vượt lên định kiến và tập tục xã hội để có cơ hội làm chủ cuộc sống. Chỉ khi nào làm chủ cuộc sống, người phụ nữ mới có hạnh phúc thực sự.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 8 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 9 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 9 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 10 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 10 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.