Theo đó, chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển các DTTS có khó khăn đặc thù như sau:
Đối với bà mẹ mang thai sẽ được hỗ trợ tham gia tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng tối thiểu 3 lần/thai kỳ; mức hỗ trợ tối đa 30.000 đồng/lần tư vấn/bà mẹ mang thai;
Hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ trước, trong và sau sinh, mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/bà mẹ/thai kỳ; Hỗ trợ khám, quản lý thai nghén và chăm sóc y tế đối với phụ nữ mang thai;
Hỗ trợ phụ nữ mang thai được tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến theo Danh mục bệnh tật bẩm sinh phổ biến do Bộ Y tế quy định: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ; đối đa 3 triệu đồng/bà mẹ;
Cán bộ kỹ thuật khám, theo dõi và quản lý bà mẹ mang thai cho tới khi sinh con được hõ trợ tối đa 50.000 đồng/lần; không quá 04 lần/thai phụ;
Hỗ trợ chi phí đi lại cho phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khám thai và thực hiện tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật bẩm sinh phổ biến: tối đa 500.000 đồng/bà mẹ;
Hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù sinh con đúng chính sách dân số: tối đa 3 triệu đồng/bà mẹ;
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được hỗ trợ tầm soát các loại bệnh bẩm sinh phổ biến theo Danh mục bệnh tật bẩm sinh phổ biến do Bộ Y tế quy định. Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;
Hỗ trợ 1 lần chi phí đi lại cho trẻ đến cơ sở y tế thực hiện tầm soát các loại bệnh tật bẩm sinh: tối đa 500.000 đồng/trẻ;
Hỗ trợ điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng: tối đa 03 triệu đồng/trẻ;
Hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cân đối hợp lý cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập: tối đa 550.000 đồng/tháng/trẻ.
Thông tư 15/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.