Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người lao động ở trọ nhận hỗ trợ 1,5-3 triệu tiền thuê nhà

Như Ý (T/h) - 22:32, 28/03/2022

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, hai đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

Trong đó, mức hỗ trợ đối với người lao động đang làm việc là 500.000 đồng/người/tháng (tối đa 3 tháng). Mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1.000.000 đồng/người/tháng (tối đa 3 tháng).

Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022.

Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022.

Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.

Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022.

 Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó.

Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Mức hỗ trợ áp dụng cho đối tượng này là 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Bắc Giang: Gần 2 năm trúng đấu giá, nhưng tài sản không được bàn giao theo quy định của pháp luật

Pháp luật - Nguyễn Kiều - 11 phút trước
Đã gần 2 năm trôi qua, kể từ ngày trúng đấu giá và hoàn tất các thủ tục Hợp đồng mua bán tài sản, thế nhưng anh Nguyễn Nhật Quang, thôn Đồng Bông, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang - người trúng đấu giá vẫn chưa được đơn vị có tài sản đấu giá, là Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Yên, bàn giao tài sản.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Cần quy định cụ thể phương pháp xác định giá đất trong Luật Đất đai

Thời sự - PV - 20 phút trước
Nhấn mạnh định giá đất là vấn đề khó nhất trong tài chính đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Luật Đất đai phải quy định cụ thể về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến.
Dân tộc Phù Lá

Dân tộc Phù Lá

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 21 phút trước
Phù Lá là dân tộc rất ít người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên.
Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Xây dựng nông thôn mới ở vùng cao, khi người dân đồng thuận

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Bảo Thắng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lào Cai. Với phương châm xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, hiện nay, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đang tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng thuận của người dân, thì đây chính là động lực để địa phương tiếp tục phấn đấu.
Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Tháo nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang là vẫn đề nóng đối với các địa phương trong cả nước. Bằng nhiều giải pháp, cách làm, tỉnh miền núi Lào Cai đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng còn những vướng mắc nhất định, đòi hỏi sớm được tháo gỡ để đạt mục tiêu đề ra.
Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bình Định: Tập huấn công tác bảo tồn văn hóa, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Công tác Dân tộc - L.Phương - 1 giờ trước
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.
TP. Hồ Chí Minh: Đình chỉ giảng dạy thầy giáo có hành vi không chuẩn mực với nữ sinh tại huyện Nhà Bè

TP. Hồ Chí Minh: Đình chỉ giảng dạy thầy giáo có hành vi không chuẩn mực với nữ sinh tại huyện Nhà Bè

Pháp luật - Lê Vũ - 2 giờ trước
Chiều 9/6, UBND huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) cho biết đã có báo cáo về nội dung liên quan vụ việc một giáo viên của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm có hành động không đúng mực với học sinh, gây bức xúc trong dư luận.
An Lão (Bình Định): Điều chỉnh chính sách hỗ trợ giống lúa lai cho đồng bào DTTS

An Lão (Bình Định): Điều chỉnh chính sách hỗ trợ giống lúa lai cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
HĐND huyện An Lão (Bình Định) vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ giống lúa lai cho hộ đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện.
Những niềm tự hào Việt Nam ở ASEAN Para Games 12

Những niềm tự hào Việt Nam ở ASEAN Para Games 12

Thể thao - Giải trí - PV - 3 giờ trước
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN ASEAN Para Games 12) sẽ chính thức khép lại tối 9/6. Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã trải qua một kỳ đại hội thành công ngoài mong đợi.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Đã thành thông lệ, vào tháng 4 (Âm lịch) hằng năm, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) trở thành điểm hẹn trẩy hội của hàng triệu du khách thập phương. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.