Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhọc nhằn mưu sinh trên những ngọn cây

Tiêu Dao - 21:00, 31/03/2024

Chênh vênh và nhọc nhằn, họ đánh đổi công sức giữa sự hiểm nguy để vào cuộc mưu sinh. Dưới cái nắng gay gắt cao nguyên, nhiều người miệt mài thu hái hồ tiêu, bất chấp những rủi ro hiển hiện dưới mỗi bước chân mình.

Những trụ hồ tiêu phủ kín, cao chót vót trở thành nơi mưu sinh của người lao động.
Những trụ hồ tiêu phủ kín, cao chót vót trở thành nơi mưu sinh của người lao động.

Mưa quả giữa nhành xanh

Những tiếng rào rào trút xuống như mưa rơi vào từng tầng lá, đọng lại trên những chiếc bạt phủ trùm một khoảnh rộng dưới những gốc cây hồ tiêu đang mùa hái quả. Từng đôi bàn tay thoăn thoắt ngắt từng chùm quả chín xen lẫn những chùm xanh đã đạt độ thu hoạch. Bên cạnh cao su, cà phê, điều thì hồ tiêu cũng là một trong số những loài cây chủ lực mang lại nguồn thu chính cho người dân miền cao nguyên. Mùa thu hái hồ tiêu cũng rộn ràng những thanh âm như thế bao năm qua trên miền đất cao nguyên này. Hiện, giá hồ tiêu đang tăng (hơn 90.000 đồng/1 kg) khiến bà con nông dân phấn khởi. Trên nương rẫy, nhiều người cùng nhau bắc thang, kéo bạt thu hoạch hồ tiêu.

Trong vườn hồ tiêu ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, đứng trên chiếc thang cao hơn 6m, Y Miên, SN 1977, trú ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lau nhanh mấy giọt mồ hôi trên mặt dưới cái nắng cao nguyên, hơn 2 tuần nay anh đi hái hồ tiêu thuê từ Kon Tum rồi sang Gia Lai. Một ngày làm việc của anh khoảng 8 tiếng, bắt đầu từ 7 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều, trong suốt thời gian đó anh chỉ việc ngồi vắt vẻo trên những cành cây hoặc đứng trên những chiếc thang cao chót vót để hái tiêu.

Với nước da ngăm, khuôn mặt càng trở nên vất vả vì thời tiết nắng nóng gay gắt, người đàn ông Ba Na dáng nhỏ nhắn nhưng xốc vác cứ đều đặn hơn chục năm nay đi làm thuê cho những gia đình trồng hồ tiêu. Là lao động chính trong nhà nên phần lớn thời gian trong năm người đàn ông này lang bạt khắp nơi để tìm kế sinh nhai, mong sao có đủ tiền để cho cha mẹ và con cái ở nhà không chịu cảnh thiếu thốn.

Mùa thu hoạch hồ tiêu trở thành mùa vất vả, hiểm nguy nhất trong năm nhưng cũng mang lại thu nhập cho nhiều người.
Mùa thu hoạch hồ tiêu trở thành mùa vất vả, hiểm nguy nhất trong năm nhưng cũng mang lại thu nhập cho nhiều người.

Tháng 3, dưới cái nắng oi ả của mùa khô Tây Nguyên, các vùng trồng hồ tiêu của nhiều địa phương như Đắk Lắk, Gia Lai, Đăk Nông đang vào mùa thu hoạch. Dưới những tán cây cao vút, bà con í ới gọi nhau, rôm rả chuyện trò. Người trải bạt, người dựng thang, có người vắt vẻo trên những chiếc thang cao để hái những chùm tiêu đỏ rực. 

Vì hoàn cảnh khó khăn, bà Huỳnh Thị Lành, 56 tuổi, quê ở tỉnh Quảng Ngãi cũng theo chân người trong làng lên Gia Lai, Đắk Lắk làm nghề hái tiêu thuê được gần một tháng nay. “Vào mùa hái hồ tiêu thuê, các nhân công cùng với mọi người trong gia đình chủ vườn vừa làm vừa ăn ở tại nhà chủ vườn. Mỗi ngày các nhân công trèo hái khoảng 20 - 25 trụ, được trả công 300.000 đồng/người”, bà Lành chia sẻ.

Đối với người lao động nghèo như bà Lành, bên cạnh niềm vui có việc làm, có thu nhập thì trong họ luôn thường trực nỗi bất an vì nghề hái tiêu thuê tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Người phụ nữ này nhiều lần cũng sợ hãi bởi nghề hái tiêu là nghề nguy hiểm nhất trong cuộc đời của bà, bởi lúc nào cũng phải ngồi bất động trên mấy chiếc thang cao ngất ngưởng.

“Nhiều hộ gia đình trồng tiêu trên trụ cây sống, tiêu phủ trụ cao, phải bắc thang cao gần chục mét mới có thể hái tới, chưa kể nhiều nơi trồng tiêu trên địa thế đồi dốc, nếu không khéo léo thì cả người và thang đều ngã. So với những nghề khác thì hái tiêu được nhiều tiền hơn, nhưng phải làm cẩn thận thì mới không lo gặp tai nạn”, bà Linh bộc bạch.

Nhọc nhằn trong xanh ngắt

Hồ tiêu một thời được gọi là “vàng đen” vì giá trị rất cao. Nghề hái “vàng đen” nhìn đơn giản nhưng tai nạn lao động luôn rình rập và có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bởi người hái hồ tiêu phải đứng và đu mình hàng giờ trên chiếc thang cao, cộng với thời tiết nắng nóng, công việc hái hồ tiêu khá vất vả nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm đến tính mạng. Mùa thu hoạch hồ tiêu cũng là mùa gió chướng trên vùng đất Tây Nguyên nên việc trèo cao khá nguy hiểm. Công việc thu hái tiêu buộc phải trèo lên thang ở độ cao từ 3 - 10m, trong khi đó vì địa hình nên ở nhiều vị trí đồi dốc rất khó tìm được mặt phẳng an toàn để bắc thang, nên nếu lơ là hoặc bất cẩn thì người sẽ bị rơi khỏi thang, hoặc cả người và thang cùng rơi xuống đất lúc nào chẳng biết.

Ngoài việc gió thổi, đổ thang, say nắng... thì người hái tiêu còn phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm khác, đó là những loài côn trùng như rắn rết, kiến lửa, ong...
Ngoài việc gió thổi, đổ thang, say nắng... thì người hái tiêu còn phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm khác, đó là những loài côn trùng như rắn rết, kiến lửa, ong...

Mỗi mùa hồ tiêu, nhiều vụ tai nạn trong quá trình thu hoạch đã xảy ra. Những thương tích thường xảy ra sau khi bị té ngã là gãy tay, gãy chân, thậm chí gãy cổ, gãy cột sống. Nếu không được cấp cứu, phẫu thuật, điều trị kịp thời thì sẽ bị liệt tứ chi, để lại những thương tích rất nặng nề và có thể tử vong thời gian ngắn sau đó. Một nguyên nhân được nhiều người chia sẻ, hái tiêu thường rơi vào thời điểm nắng nóng, nhiều người bị hoa mắt, chóng mặt… dẫn đến tai nạn khi trèo cao. Với những thân cây cao đến chục mét, người thợ phải leo lên những chiếc thang chênh vênh để thu hoạch hồ tiêu. Giữa ánh nắng như thiêu như đốt, họ vẫn phải vất vả mưu sinh, bất chấp những hiểm nguy rình rập.

Vì nguy hiểm luôn rình rập nên nhiều người lao động phải đối mặt với những thương tích, trong khi đó nhiều chủ vườn tiêu cũng khó tìm được nhân công thu hái dù tiền công đã tăng từ 300.000 đồng lên 450.000 đồng/ngày. Bà Huỳnh Thị Thảo, chủ một vườn tiêu ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho hay, nhiều nhà phải mất nhiều ngày mới tìm được người hái tiêu. Nhiều người hái thuê cũng tìm đến những vườn, những vùng có trụ tiêu thấp, khoảng 3 - 4m để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động. Thu hái hồ tiêu phải hái lần lượt từ trên cao xuống, mỗi trụ mất khoảng 30 - 45 phút thu hoạch tùy vào năng suất, trong đó phần lớn thời gian phải đứng trên thang để hái.

Ngoài việc gió thổi, đổ thang, say nắng... thì người hái tiêu còn phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm khác, đó là những loài côn trùng như rắn rết, kiến lửa, ong... tấn công, hoặc nhiều người giật mình sợ hãi mà ngã khỏi thang xuống đất. Nhiều người hái hồ tiêu có kinh nghiệm trước khi lên cây bao giờ cũng cẩn thận quan sát, kiểm tra, vừa leo lên vừa đánh động để xua đuổi rắn rết hay côn trùng đi chỗ khác Nhiều trường hợp đi hái hồ tiêu bị ngã mang thương tật vĩnh viễn như chị Lê Thị Ngọc, 42 tuổi, ở thôn 8, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã mất khả năng lao động từ 10 năm nay sau một lần đi hái tiêu thuê bị ngã từ độ cao 6m. Hay trường hợp ông Dương Thành, thôn 1A, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cũng bị tai nạn khi đang hái tiêu khiến ông bị ngã gãy xương sống cổ, liệt tứ chi, chấn thương tủy. Có nhiều trường hợp như ông Nguyễn Đình Đức, ở thôn 6, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk bị ngã từ độ cao 4m trong khi đang hái tiêu xuống đất. Ông được mọi nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu và được đội ngũ y bác sĩ điều trị tích cực, mổ kịp thời.

Dẫu phải đối mặt với những hiểm nguy, đối mặt với nỗi nhọc nhằn nhưng nhiều người vẫn chấp nhận để có được những đồng tiền công xứng đáng.
Dẫu phải đối mặt với những hiểm nguy, đối mặt với nỗi nhọc nhằn nhưng nhiều người vẫn chấp nhận để có được những đồng tiền công xứng đáng.

Ở nhiều địa phương, vào mỗi mùa thu hoạch hồ tiêu, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra và hướng dẫn người hái hồ tiêu những vấn đề an toàn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm đi hái tiêu thuê, chị Ksor Liễu, 34 tuổi, ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho hay, để tránh những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra, người hái tiêu cần xem kỹ hướng gió, phải tìm cách đặt thang cẩn thận đúng vị trí cân bằng và xem kỹ từng bậc thang tránh thang bị mối mọt, gãy nứt bậc thang. Khi hái phải chịu khó xoay thang xung quanh trụ tiêu nhiều lần để tránh hái với tay có thể gây mất thăng bằng. Đặc biệt khi có gió to, phải dùng dây thừng buộc thang vào trụ tiêu tránh bị gió thổi nghiêng người ra khỏi thang rất rễ ngã xuống đất.

Bác sĩ Huỳnh Như Đồng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đến nay, khoa đã tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân gặp tai nạn thương tích do thu hoạch hồ tiêu. Theo bác sĩ Đồng, hầu hết các vụ tai nạn trên do người dân chủ quan khi kê thang không chắc chắn, đứng không vững, khi gặp gió mạnh dẫn đến ngã đổ. Người dân cũng nên mua bảo hiểm y tế, để khi không may bị tai nạn vào bệnh viện điều trị sẽ đỡ tốn kém. Vì chi phí của mỗi ca phẫu thuật cột sống lên đến vài chục triệu đồng.

Cứ đến tháng 2 tháng 3 hàng năm, mùa thu hoạch hồ tiêu trở thành mùa vất vả, hiểm nguy nhưng cũng mang lại thu nhập cho nhiều người. Dẫu phải đối mặt với những hiểm nguy, đối mặt với nỗi nhọc nhằn nhưng nhiều người vẫn chấp nhận để có được những đồng tiền công xứng đáng có thể lo cho gia đình ở quê nhà.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 1 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Ẩm thực - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về việc chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Du lịch - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 6 ngày, từ 30/3 - 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa Đắk Lắk nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2025), tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Để theo đuổi con chữ, một bộ phận học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa vẫn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những cung đường đầy trắc trở. Vì vậy, việc tăng cường cơ sở nội trú cho HS là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 1/3/2025.
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.