Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa canh lửa

Thanh Nguyễn - 18:22, 20/05/2021

Từ bao đời nay, mùa nắng đã trở thành mùa canh lửa ở khu vực miền Trung. Nắng nóng cùng với gió Lào biến vùng đất này trở nên khô rang, khiến hàng ngàn ha rừng đối mặt với nỗi lo giặc lửa. Chỉ một phút lơi là, một hành động tắc trách, thậm chí là chậm trễ… nhiều ha rừng sẽ chỉ còn lại lớp tro tàn.

Nỗ lực cứu rừng trong đêm tại Hà Tĩnh
Nỗ lực cứu rừng trong đêm tại Hà Tĩnh

Trắng đêm cứu rừng

Nhớ lại vụ cháy rừng thông 20 năm tuổi giữa năm 2020, người dân xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng. Nắng nóng nhiều ngày kết hợp gió phơn Tây Nam thổi mạnh đã khiến cả khu rừng nằm gần đền An Dương Vương, sát quốc lộ 1A bùng cháy dữ dội. Đến nỗi, cả khu dân cư sát chân núi đã được lên kế hoạch để sơ tán nếu đám cháy không được khống chế và cháy lan rộng.

Để cứu rừng, các lực lượng chức năng huyện Diễn Châu đã phải huy động hàng ngàn người quanh khu vực. Nhưng mọi nỗ lực tiếp cận đám cháy, nỗ lực dập lửa… giữa đêm tối, vô cùng khó khăn do lớp thực bì dày, địa hình dốc… 

Ông Lê Mạnh Hiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu kể lại: Chúng tôi đã phải phát đường băng cản lửa ngay trong đêm để ngăn đám cháy lan rộng. Đêm ấy, các lực lượng gần như thức trắng để cứu rừng, nhưng lửa to quá, rừng vẫn bị thiệt hại nặng.

Cùng thời điểm đó, một vụ cháy rừng lớn cũng đã xảy ra tại xã Ân Phú, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngay trong đêm 29/6/2020. Đám cháy bùng phát từ 16h30 cùng ngày, nhưng sau đó lan nhanh sang khu vực rừng của các xã Sơn Long và Sơn Trà, thuộc huyện Vũ Quang.

Hôm ấy, cơ quan chức năng huyện Vũ Quang cùng người dân địa phương, đã có một đêm không ngủ vì rừng bị cháy. Và rồi, những nỗ lực chữa cháy dường như “vô vọng” do đám cháy ở vị trí đồi dốc, khó tiếp cận, lớp thực bì dày… được hỗ trợ từ gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nên lan nhanh.

Một góc rừng khu vực Trung Bộ sáng rực giữa đêm tối do các đám cháy
Một góc rừng khu vực Trung Bộ sáng rực giữa đêm tối do các đám cháy

Đây chỉ là hai trong số nhiều vụ trắng đêm cứu rừng bị cháy ở vùng Trung Bộ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của cơ quan chức năng và người dân sở tại, vẫn chỉ dừng lại ở mức ngăn không để đám cháy lan rộng. 

Nhiều ngày sau lửa tắt, lá phổi xanh đã trở nên nham nhở, đen thui… Một khoảnh rừng trơ trọi mà nếu được hồi phục, cũng phải mất đến hàng chục năm sau.

Tôi đã có nhiều dịp chứng kiến những nỗ lực cứu rừng và cảm tưởng rằng, nhiều khi, cơ quan chức năng và người dân như đang cố gắng trong “vô vọng”. Nói thế, bởi địa hình chữa cháy đa phần là dốc, lửa bùng phát mạnh… nên việc tiếp cận rất khó khăn. Rất nhiều vụ cháy rừng đã phải mấy mấy ngày đêm dập lửa, huy động hàng nghìn người tham gia giữa tiết trời nắng nóng… nhưng rồi rừng vẫn khó cứu.

Theo các cơ quan quản lí rừng thì, khi đã xảy ra cháy rừng thường rất khó cứu, khó chữa. Nếu có dập được lửa thì rừng cũng đã bị thiệt hại. Chưa kể còn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của những người tham gia chữa cháy. Vì thế, việc ngăn ngừa, hạn chế để xảy ra cháy rừng vẫn là cách tốt nhất.

Cán bộ Đội Kiểm lâm cơ động Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) trực chòi canh lửa giữ rừng
Cán bộ Đội Kiểm lâm cơ động Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) trực chòi canh lửa giữ rừng

Khó chống chọi với 'giặc lửa"

Trung Bộ mùa nắng không chỉ có đặc sản gió Lào cùng cái nắng cháy da. Nơi đây còn có một “đặc sản” mang tên... cháy rừng. 

Mỗi mùa nắng về, có những thời điểm, cả dải đất Trung Bộ sáng rực bởi lửa rừng, bởi khói bụi, bởi rất nhiều vụ cháy rừng xảy ra cùng một lúc... Thậm chí có những vụ cháy rừng liên huyện khiến cả tỉnh “quay cuồng” dập lửa. 

Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm, Trung Bộ có hàng chục vụ cháy rừng, hủy hoại hàng trăm ha rừng các loại. Nguyên nhân khách quan được cho là do thời tiết nắng nóng liên tục. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp khiến cho các cánh rừng dễ dàng bắt lửa.

Bên cạnh thời tiết, thì các yếu tố tự nhiên khác cũng khiến cho Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng, các tỉnh miền Trung nói chung khó chống chọi với “giặc lửa”. Thực tế thì chất lượng rừng nằm trong các yếu tố này. Chất lượng rừng tại miền Trung với nhiều diện tích thông, tràm, tre nứa… rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, đều thuộc loại dễ cháy.

Thêm một lí do mang đặc tính vùng miền, rằng đồng bào ở miền núi nơi đây có thói quen đốt rừng làm nương rẫy. Ở miền xuôi, bà con thường đốt rơm rạ, đốt quang thực bì, đốt rác trong vườn cạnh khu rừng trồng, hun khói để lấy mật ong... 

Rất nhiều vụ cháy rừng là do bất cẩn, vô ý từ các lí do này… Và cũng có những vụ cháy rừng có mục đích phá hoại nhằm trả thù cá nhân.

Để có được những cánh rừng xanh mướt là tất cả sự nỗ lực và cố gắng lớn
Để có được những cánh rừng xanh mướt là tất cả sự nỗ lực và cố gắng lớn

Nghề giữ rừng lắm nỗi truân chuyên.

Hiện nay, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã. Song trên thực tế, việc kiểm soát PCCCR hiệu quả chưa cao, là do thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh vực này; việc chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời, chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy; thiếu lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách…

Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho việc PCCCR rất hạn chế; phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công như cuốc, xẻng, dao phát… Hầu hết các vụ cháy rừng xảy ra vào thời điểm nắng nóng kéo dài, gió thổi mạnh, địa hình phức tạp nên ngay cả khi phát hiện kịp thời thì công tác chữa cháy vẫn bị động. 

Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng một cách chủ động và tích cực. Các tỉnh Trung Bộ có đến hàng trăm nghìn ha rừng thông, rừng hỗn hợp. Trước khi bước vào mùa nắng nóng, việc phát dọn thực bì để hạn chế nguy cơ xảy ra cháy được tiến hành chưa được nhiều do chủ rừng thiếu kinh phí.

Chúng tôi được nghe cán bộ Kiểm lâm địa bàn kể rằng, nghề Kiểm lâm là nghề nhảy vào lửa. Mà đúng thế thật. Khi phát hiện cháy rừng, kiểm lâm là lực lượng nòng cốt lăn xả hàng đầu để chiến đấu với giặc lửa, cứu màu xanh cho rừng. 

Ông Nguyễn Văn Long, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình trút nỗi niềm: "Nghề giữ rừng lắm nỗi truân chuyên. Mùa canh lửa rừng đầy những vất vả, khó khăn. Dẫu thế nhưng khi những khoảnh rừng được cứu trước nguy cơ bị lửa thiêu rụi, ai cũng vui; xem đó như động lực để gắn bó với nghề".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.